Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; ngành chăn nuôi đang phát triển nên việc lưu thông mua, bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật được mở rộng làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm như: Tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả Lợn Châu phi đã gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt Bệnh cúm gia cầm H5N1 có thể lây sang người,từ đầu năm 2023 đến nay, tại Campuchia đã ghi nhận 6 ca nhiễm cúm A (H5N1), trong đó có 3 ca tử vong.

Ảnh: Gia cầm chết do bệnh cúm A H5N1 phải tiêu hủy
Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm, khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người.
Vắc xin là chế phẩm sinh học, chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu hay làm chết,sau khi tiêm vào cơ thể nó kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bệnh (còn gọi là miễn dịch). Việc dùng vắc xin để phòng bệnh cho vật nuôi gọi chung là tiêm phòng. Có 2 loại vắc xin chủ yếu:
- Vắc xin nhược độc:Là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn hoặc virus đã dược làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng vẫn đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp được tuyển chọn tự nhiên.
- Vắc xin chết (vắc xin vô hoạt):Là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn, virus đã bị giết chết. Đây là loại vắc xin an toàn, ổn định và dẽ sử dụng, nhưng hiệu lực thường kém và thời gian sử dụng ngắn.
Như vậy, tiêm chủng là đưa một lượng vắc xin vừa đủ vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chủ động sản xuất kháng thể đặc hiệu để chống lại tác nhân gây bệnh. Do vậy, vai trò và lợi ích của tiêm chủng vắc xin phòng bệnh được cho là biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho đàn vật nuôi hiệu quả nhất, làm giảm được số mắc, giảm nhẹ bệnh và giảm tỷ lệ chết cho đàn vật nuôi; ngăn ngừa sự bùng phát dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe và an sinh của cộng đồng.
Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ảnh: Một số Vắc xin dùng để tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm
Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa ngừng lưu thông, vậy sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại.

Ảnh 2 - Cán bộ thú y xã tiêm phòng dại
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế do gia súc, gia cầm ốm chết và bị tiêu hủy do dịch, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng;
1. Đối tượng tiêm
- Vác xin Dại chó, mèo;
- Vác xin Tụ huyết trùng và lở mồm long móng cho đàn trâu, bò;
- Vắc xin Viêm da nổi cục;
- Vác xin Dịch tả và Tụ dấu lợn;
- Vác xin Cúm gia cầm;
Lưu ý:Nếu có thay đổi về thời gian tiêm, UBND xã sẽ thông báo đến các Trưởng thôn.
Tất cả các hộ có chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã (trừ các trang trại chăn nuôi tập trung) bắt buộc phải tiêm phòng đạt tỷ lệ 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng.
Những hộ không chấp hành tiêm phòng sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi có dịch xảy ra.Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn xã phải chịu xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, cụ thể,Tại Điều 7 Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Thú y,cụ thể như sau:
Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng
Mỗi người dân trên địa bàn xã cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm để chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh ở gia súc, gia cầm,chủ động theo dõi lịch tiêm phòng ở thôn để nhốt gia súc, gia cầm của gia đình tại chuồng nuôi và hỗ trợ cán bộ Thú y xã tiến hành công tác tiêm phòng đảmbảo nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật.