Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
78073

Kịch bản tổ chức lễ hội đền thờ Lê Phúc Hoạch

Ngày 20/03/2024 08:04:13

Lễ hội Đền thờ Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch được tổ chức tôn vinh và tưởng nhớ Đô đốc tướng quân Lê Phúc Hoạch, người Mường, nhân vật có thật trong lịch sử, đã có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phò tá Lê Lợi đánh thắng giặc Minh xâm lược. lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 6-7 tháng giêng hàng năm.

KỊCH BẢN CHI TIẾT LỄ HỘI ĐỀNTHỜ

ĐÔ ĐỐC ĐÀI LƯƠNG QUẬN CÔNG LÊ PHÚC HOẠCH,

XÃ ĐỒNG LƯƠNG, HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

A. ĐẶT VẤN ĐỂ

Lễ hội Đền thờ Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch được tổ chức tôn vinh và tưởng nhớ Đô đốc tướng quân Lê Phúc Hoạch, người Mường, nhân vật có thật trong lịch sử, đã có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phò tá Lê Lợi đánh thắng giặc Minh xâm lược.

Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch là vị tướng tài có công giúp vua Lê Thái Tổ (1428 – 1433) diệt giặc Minh và được vua ban thưởng, hưởng bổng lộc triều đình. Trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, ông có công cứu giúp nhân dân các vùng Thọ Xuân thoát khỏi chết chóc dưới gươm đao của giặc, khi nhân dân gặp nạn mất mùa, đói khổ, ông đã lấy hết vàng bạc, đất đai đã được Vua ban để cứu giúp dân thoát khỏi cảnh lầm than. Khi ông qua đời nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền thờ và tổ chức lễ hội vào dịp đầu xuân hàng năm. Các đời vua sau này cho phép xã Đồng Lương được rước toàn bộ về thờ tự tại thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương là quê hương nơi sản sinh ra ông.

Nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và ghi nhớ công lao của Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch, các vua triều Nguyễn đã ban 03 sắc phong cho phép nhân dân xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) thờ phụng ông.

- Sắc phong thứ nhất:

Ngày 25 tháng 9 niên hiệu Duy Tân (1906), vua Duy Tân ban sắc phong cho xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) được thờ phụng “Đô đốc Đài lương quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần”.

Nội dung sắc phong như sau:

Sắc phong ngày 25 tháng 9 niên hiệu Duy Tân nguyên niên (1906) cho xã Đồng Lạc thờ “Đô đốc Đài lương quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần”

DSCN2525

SẮC PHONG NIÊN HIỆU DUY TÂN NGUYÊN NIÊN (1906)

- Phiên âm:

Sắc Thanh Hóa tỉnh, Lương Chánh châu, Đồng Lạc xã phụng sự: Đô Đốc Đài Lương Quận công Lê Tướng công Tả tư đồ chi thần. Nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa Cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi: Dực bảo Trung hưng linh phù chi thần. Chuẩn y cựu phụng sự thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!

Duy Tân nguyên niên cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật.

- Dịch nghĩa:

Sắc cho: Đô Đốc Đài Lương Quận công Lê Tướng công Tả tư đồ chi thần. Được thờ phụng tại xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Thần ngầm hiển linh ứng, từ xưa đến nay chưa từng được ban sắc. Nay chính lúc nhà vua kế thừa mệnh lớn, nhớ tới công lao của thần nên phong cho thần mỹ tự: “Dực bảo Trung hưng linh phù chi thần”. Cho phép địa phương thờ phụng để thần bảo vệ cho nhân dân của ta. Kính vâng lấy lời!

Ngày 25 tháng 9 niên hiệu Duy Tân nguyên niên (1906).

­­­­­­­­­­­­­

- Sắc phong thứ hai:

Ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 (1908), vua Duy Tân ban sắc phong cho xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa được thờ phụng thờ thần có mỹ tự “Dực bảo trung hưng linh phù Đô đốc Đài lương quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần”.

Nội dung sắc phong như sau:

Sắc phong ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1908) cho xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh thờ thần có mỹ tự “Dực bảo trung hưng linh phù Đô đốc Đài lương quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần”

DSCN2529

SẮC PHONG NIÊN HIỆU DUY TÂN THỨ 3 (1908)

- Phiên âm:

Sắc chỉ Thanh Hóa tỉnh, Lương Chánh châu, Đồng Lạc xã tòng tiền phụng sự: Dực bảo Trung hưng linh phù Đô đốc Đài lương quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần. Tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kỳ phụng sự. Duy Tân nguyên niên tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu, đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!

Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật.

- Dịch nghĩa:

Sắc cho: Dực bảo Trung hưng linh phù Đô đốc Đài lương Quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần. Từ trước tới nay được xã Đồng Lạc[1], châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa thơ phụng. Thần từng được nhà vua ban tặng sắc phong cho phép địa phương thờ phụng. Niên hiệu Duy Tân nguyên niên (1906) nhà vua làn lễ đăng quang nên ban chiếu báu, ban ơn, thăng lên một bậc. Cho phép địa phương trên phụng thờ thần như cũ để ghi vào điển lễ quốc gia. Kính vâng lấy lời!

Ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 (1908).

- Sắc phong thứ ba:

Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) vua Khải Định ban sắc phong cho xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) được thờ phụng thần “Tả Tư đồ Thái phó Đại quận công Lê Phúc Hoạch, húy Trung Mẫn tôn thần”.

Nội dung sắc phong như sau:

Sắc phong ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) phong cho xã Đồng Lạc thờ phụng “Thái phó Đài quận công Lê Phúc Hoạch, húy Trung Mẫn tôn thần”

Khổ: dài 1,33m, rộng 52cm;

DSCN2520

SẮC PHONG NIÊN HIỆU KHẢI ĐỊNH THỨ 9 (1924)

- Phiên âm:

Sắc Thanh Hóa tỉnh, Lương Chánh châu, Đồng Lạc xã tòng tiền phụng sự nguyên tặng: “Linh phù Dực bảo Trung hưng Tả Tư đồ Thái phó Đại Quận công Lê Phúc Hoạch, húy Trung Mẫn tôn thần. Hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng. Tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị Trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu, đàm ân, lễ long đăng trật. Trứ gia tặng: “Đoan túc Tôn thần”. Đặc chuẩn phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!

Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.

- Dịch nghĩa:

Sắc cho xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Từ xưa đến nay địa phương này có công thờ phụng: Linh phù Dực bảo Trung hưng Tả tư đồ Thái phó Đại Quận công Lê Phúc Hoạch, tên húy là Trung Mẫn tôn thần. Thần có công giúp nước, giúp dân, ngầm hiển linh ứng, từng được ban cấp sắc phong cho phép địa phương thờ phụng. Nay chính lúc nhà vua mừng thọ tuổi 40 nên làm lễ lớn, ban ơn, thăng lên một bậc, tặng cho thần mỹ tự: “Đoan túc Tôn thần”. Cho phép địa phương thờ phụng để ghi vào điển lễ của quốc gia. Kính vâng lấy lời!

Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924).

Lễ hội Đền thờ Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần và tâm linh của cộng dồng cư dân trong và ngoài vùng, không phân biệt người Kinh, người Mường hay các tộc người khác, cùng hướng đến việc tri ân công đức của Thánh Lê Phúc Hoạch và cầu xin sự che chở của Ngài cho cả cộng đồng. Lễ hội Đền thờ Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch gắn kết và củng cố khối đoàn kết dân tộc, phản ảnh rõ nhất tinh thần liên kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đồng thời, lễ hội cũng góp phần phát triển văn hóa, du lịch, kinh tế của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là nâng cao đời sống cộng đồng cư dân xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Lang Chánh hoàn toàn có đủ điều kiện (từ những dữ liệu lịch sử, những tri thức và tâm thức văn hóa dân gian đến cơ sở vật chất) để phục dựng lễ hội truyền thống nhằm tôn thờ người có công chống giặc ngoại xâm phương Bắc, cứu tế dân nghèo, đoàn kết cộng đồng tộc người. Địa phương có nhiều thuận lợi trong việc phục dựng lại lễ hội truyền thống này: cán bộ làm công tác văn hóa và ban quản lý di tích có chuyên môn, sự giúp đỡ về chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, quyết tâm của lãnh đạo huyện Lang Chánh, các xã, thị trấn và nhân dân trên địa bàn xã Đồng Lương, sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh, sự hảo tâm của những người con quê hương Lang Chánh. Hơn nữa, di tích Đền thờ Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch với tư cách là không gian tâm linh đã được tu bổ, tôn tạo tương đối hoàn chỉnh tạo cơ sở vật chất cho việc phục dựng lễ hội.

Do đó, phục dựng, nâng cấp lễ hội truyền thống tưởng nhớ Thánh Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch của cộng đồng cư dân xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh là điều nên làm. Đây cũng là cơ hội để huyện Lang Chánh có thể phục dựng các hoạt động văn hóa liên quan tới lễ hội truyền thống này.

B. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC

1. Bảo đảm được bản sắc, các đặc tính văn hóa, tính tổng thể của lễ hội như đã ghi trong ký ức cộng đồng.

2. Lễ hội phải đề cao tính chủ thể văn hóa của người dân trong cộng đồng: Tất cả những hoạt động trong lễ hội (từ cúng bái, rước sách, các nghi thức tế lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian...) phải do người dân Lang Chánh đảm nhiệm.

3. Toàn bộ “ý tưởng kịch bản” sẽ được các chuyên gia xây dựng dựa trên những tư liệu lịch sử cũng như dân gian đã thu thập được, tuy nhiên, đó chỉ là những gợi ý, cộng đồng cần có sự thảo luận và lựa chọn phương án phục dựng.

4. Những người đại diện cộng đồng được lựa chọn phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn trong truyền thống và đạt được sự đồng thuận trong việc thực hành, tổ chức lễ hội. Cơ quan quản lý tạo điều kiện để cộng đồng chủ động và đồng thuận cắt cử người đại diện vào ban khánh tiết của lễ hội và đội tế chung của làng, đồng thời chọn một người chủ tế đức cao vọng trọng và những người bồi tế có uy tín với cộng đồng.

5. Kinh phí:

- Ban Tổ chức đảm bảo kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, Ban quản lý di tích và các tổ đội phục vụ, thực hành lễ hội.

- Các xã, thị trấn tự túc kinh phí hoạt động của đơn vị mình trong tất cả các ngày tham gia lễ hội theo phân cấp ngân sách.

- Khuyến khích vận động nhà tài trợ và thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá để thu hút nguồn lực tham gia lễ hội.

- Kinh phí trang phục, đạo cụ một phần do Dự án phục dựng chi trả, một phần do nhân dân tham gia đóng góp.

C. KỊCH BẢN PHỤC DỰNG

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ LỄ HỘI

Theo lệ xưa, Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch một năm có bốn lệ:

- Mùng 7 tháng Giêng (Âm lịch): ngày đản sinh của Thánh;

- Ngày 24 tháng 4 (Âm lịch): lễ hạ điền;

- Mùng 7 tháng 7 (Âm lịch): lễ thượng điền;

- Ngày 29 tháng Chạp: lễ tất niên.

Hội mùng 7 tháng Giêng được coi là hội chính, tưởng nhớ công lao phò tá Lê Lợi đánh thắng giặc Minh xâm lược, bảo vệ giang sơn xã tắc Đại Việt, cứu tế dân nghèo ở địa phương, phát triển kinh tế và củng cố đoàn kết các dân tộc trong vùng của danh tướng Lê Phúc Hoạch.

Để chuẩn bị tốt cho việc tổ chức lễ hội, cộng đồng cư dân trong xã cùng với Ban quản lý di tích phải họp bàn và phân công công việc chuẩn bị hết sức cụ thể, từ chọn và cắt cử người thực hiện các nghi thức tắm tượng, người lấy đất, lấy nước, chuẩn bị lễ vật để rước ra lễ đền đến việc dọn dẹp vệ sinh không gian lễ hội, trang phục tế lễ…

1. Chuẩn bị của Đội tế

Trước lễ hội 30 ngày, phân công Chủ tế cùng Đội tế tập luyện[2] với các nghi thức: Kiểm soát lễ vật; Tiến hương hoa nến; Tiến rượu; Tiến chúc văn; Nghi thức Tế trong lễ rước đất, rước nước; Đại tế; Lễ mộc dục, Lễ gia quan...

2. Chuẩn bị của các gia đình

- Sửa soạn mâm cỗ cúng để vái vọng tại gia đình

- Sửa soạn lễ vật để dâng cúng tại đền

- Lựa chọn từ y phục, trang sức trang trọng, phù hợp

- Chay giới sạch sẽ, thanh tịnh

- Sẵn sàng tham gia các hoạt động rước lễ và vui chơi trong ngày hội

- Chuẩn bị các điều kiện mời khách chiêm bái lễ hội tại cộng đồng và tại gia đình.

3. Chuẩn bị về địa điểm tổ chức lễ hội

Ban quản lý di tích cùng những người trông coi đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch chuẩn bị bao sái ban thờ, đồ tế tự, kiệu lọng; dọn dẹp di tích, làm vệ sinh sạch sẽ khuôn viên đền, cắt tỉa cây cối…

Dân làng dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực tiến hành lễ lấy đất, lấy nước và đường làng, ngõ xóm, nơi đoàn rước sẽ đi qua.

Ban quản lý di tích và người dân thống nhất chọn một khoảnh đất đẹp, có thể vườn phía trước đền để tiến hành nghi thức rải đất và tưới nước thiêng.

4. Chuẩn bị lễ vật

Cỗ chay: Trước Tết Nguyên đán, Trưởng thôn/xóm chịu trách nhiệm thông báo cho dân làng nội dung cụ thể về việc: đóng góp, chuẩn bị cỗ, phục vụ bếp núc, đón tiếp khách trong những ngày diễn ra lễ hội.

Dân làng đóng góp gạo, mật để cùng làm bánh chay lễ thánh; họp bàn để chọn 5 thanh niên trai chưa vợ, 5 cô gái chưa chồng để cắt cử việc xay, giã bột (nam) và làm các loại bánh (nữ), bao gồm: Bánh nẳng (bánh tro); bánh dày; Bánh mật; bánh uôi: có lá gói lại; Bánh rán mật; Bánh bìa: bột nếp cán và hấp lên; Bánh chè lam: thóc nếp rang thành bỏng nổ rồi giã, trộn mật rồi cán mỏng; Bánh khảo: bột và mật trộn với nhau, cán thành bánh, cắt nhỏ và dùng giấy gói lại; Bỏng nổ: trộn mật, nắm hình trọn to như quả bưởi.

Các loại bánh làm xong được được chia thành 8 phần và đặt vào 8 chiếc mâm bồng và đưa lên đền từ chiều mùng 6. Số bánh còn lại làm nhỏ để đặt vào các mâm cỗ mặn.

Cỗ mặn: Cỗ mặn cần chuẩn bị cả hai loại: cỗ đại hạ và cỗ thờ. Cỗ đại hạ là cỗ để trai đinh cùng phường chạ ăn tại chỗ sau khi lễ. Cỗ thờ ngoài mục đích để cúng còn là cỗ thi tài nghệ làm cỗ, xếp cỗ của các làng trong xã nên cần bày biện đẹp mắt để dân làng và phường chạ cùng chiêm bái. Cần có đánh giá xếp loại cỗ dâng Thánh.

Cắt cử: 01 nhóm người để lựa chọn và chế biến lợn quay cả con từ chiều đến đêm hôm trước cùng xôi ngũ sắc; 01 nhóm chuẩn bị 12 con cá chép đều nhau, để cả vây, vẩy, sau đó mổ và làm sạch để nướng. Sáng hôm sau, bày biện cùng các món khác để hoàn thiện mâm lễ cúng.

5. Chuẩn bị dựng cây nêu – trục âm dương nối trời và đất.

Cắt cử: 01 nhóm thanh niên đi chặt cây tre cao khoảng 5m để làm cây nêu. Khi chặt và mang về, tuyệt đối không để cây tre chạm đất. Khi chôn cây nêu, ngọn của cây phải quay về hướng Đông – hướng mặt trời mọc với ý nghĩa mang lại sinh khí cho cộng đồng.

Thày mo Mường và đoàn tùy tùng thực hiện nghi lễ cúng dựng cây nêu để nối thông âm dương (Thày mo cầm chân hương, Đệ tử gõ chiêng trống to, não bạt, thả gạo muối).

II. PHẦN NGHI LỄ

1. Lễ cáo yết

- Thời gian: sáng sớm mùng 6 tháng Giêng.

- Địa điểm: tại đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch

- Chuẩn bị: Theo lệ của làng (01 con gà trống luộc chín, 01 mâm xôi, rượu, trầu cau, tiền vàng, bánh, hương, hoa quả…)

- Thành phần: Ban tổ chức lễ hội; Ban quản lý Đền; thầy mo, chủ tế, 2 phó tế, trưởng thôn/bản; già làng…

- Thực hiện:

Thầy mo chủ trì lễ cúng cáo yết, trình với đức Thánh Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch về việc dân làng sẽ tổ chức Tế lễ sự thần và tổ chức lễ hội.

Quy trình và nội dung lễ cúng cáo yết được tiến hành theo thông lệ của làng.

(Sau 1 tuần hương, 1 tuần rượu, thầy mo khấn nói rõ lý do của cuộc Đại tế và xin phép tổ chức lễ rước đất, rước nước về đền).

2. Lễ rước nước và rước đất

- Thời gian: ngay sau khi kết thúc Lễ cáo yết

- Địa điểm: Từ đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch ra Miếu thờ cũ (tại vườn gia đình ông Lê Văn Luận) qua Ao làng rồi quay về đền.

- Thành phần: các đoàn rước, Ban tổ chức lễ hội; cùng nhân dân các xã, thị trấn.

- Chuẩn bị:

+ Cây nêu bằng ngọn tre cao 5m dựng trên khu đất màu mỡ

+ Phướn đỏ 01 chiếc treo trên đỉnh cây nêu, trên viết chữ LỆNH

+ Thày cúng và đội thực hành nghi lễ dựng cây nêu

+ 02 Bộ áo Mường (01 cô cầm xẻng, 01 cô bê âu sành đựng đất)

+ 01 gáo tre (bương/vầu) múc nước, cán tre buộc vải hoặc sơn đỏ

+ 08 ống bương đựng nước

+ 15 Cờ hội

+ 05 cờ ngũ hành

+ Đội trống rước: 01 cái, 05 trống con, 01 lệnh (khẩu), 02 não bạt

+ 01 hương án sơn son

+ 01 bộ Bát bửu (08 chiếc)

+ 01 kiệu rước đất (sơn son)

+ 01 ang bằng gỗ sơn son (đựng đất lễ)

+ 03m vải điều phủ lên ang đựng đất và ống nước

+ 01 xẻng sắt cán sơn son

+ 04 bộ trang phục thiếu nữ Mường (gánh nước)

+ 01 vòng tre quấn vải đỏ (Đường kính 50cm)

- Thực hiện: Các đoàn rước tề tựu đông đủ trước sân đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch. Nổi ba hồi chiêng trống để thông báo với Trời - Đất ngày hôm nay dân làng mở hội, rước đất, rước nước về đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch dự hội để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, dân làng may mắn bình an. Hành lễ nên theo lệ xưa, đánh chiêng trước, trống sau vì tiếng chiêng như tiếng gọi thông linh, mở cửa trời; tiếng trống đồng nhất với tiếng sấm để cầu nước.

Các đoàn rước rời đền đi về phía Miếu thờ cũ rước đất theo thứ tự:

+ Đi đầu đoàn rước là 01 Cờ Tổ quốc và 10 cờ “chuối đỏ” đi theo, sau đến cờ thần, CỜ VÀNG, cờ ngũ phương ngũ hành, trống chiêng, thanh la, não bạt để đuổi ma quỷ và thông linh trời đất, CỜ ĐỎ đi sau; Tiếp đến là kiệu long đình, có bát hương linh thỉnh từ Đền, bát âm bát bửu, rồi đến đoàn rước đất, rước nước. Đoàn rước đất gồm 2 cô gái Mường, một cô cầm xẻng, một cô bưng âu sành. Đoàn rước nước gồm 4 cô gái người Mường, gánh ống bương xanh, buộc mảnh vải đỏ ngang phần trên thân ống (có buộc dây mây quanh ống làm quang gánh).

+ Tiếp đến là đoàn đội các mâm lễ để dâng thần linh: 01 mâm quả còn, bên trong các quả còn đựng các loại hạt giống, 01 mâm xôi ngũ sắc, 01 con gà trống luộc, 01 mâm hoa quả, 01 mâm sản vật của dân làng sản xuất trong năm. Tiếp đến là chủ tế, phó tế, bồi tế, thày mo và đoàn tùy tùng cúng cây nêu. Lãnh đạo địa phương, những người có uy tín, nhân dân và du khách thập phương về đền dự hội đi tiếp theo sau.

Đoàn rước đất đến khu vực Miếu thờ cũ (tại vườn gia đình ông Lê Văn Luận) dừng trước Miếu. Chủ tế thắp hương ở miếu thờ, làm lễ cáo yết lên trời đất, Sơn thần, Thổ địa cùng chư vị thánh thần đương cai nơi Sơn phủ, Địa phủ cho dân làng được rước đất thiêng về đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch cúng lễ. Khi khấn xin rước đất xong, chủ tế gieo quẻ âm dương, được mới tiến hành lấy. Bài khấn như sau:

A dê dế da dá!

Kính lạy Sơn thần, Thổ địa cùng chư vị thánh thần đương cai nơi Sơn phủ, Địa phủ!

Hôm nay, ngày mồng 7 tháng giêng tức ngày….tháng……năm………

Mo tôi là: …………….. cùng chính quyền và toàn dân ngụ tại Thanh Hóa tỉnh, Lương Chánh châu, Đồng Lạc xã nay là Chiềng Khạt thôn, Đồng Lương xã, Lang Chánh huyện, Thanh Hóa tỉnh, Việt Nam quốc. Theo lệ truyền thống đã được dân làng, trăm họ cắt cử về đây cúi xin các Quan Ngài mở tâm, khai lộ cho toàn dân chúng con thụ hưởng phúc phận, rước linh địa về thượng Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch để khởi hành lễ hội xuân Giáp Thìn.

Chúng con thành tâm hành thiện, cúi mong các Quan Ngài rộng lòng phù trợ cho Giáp Thìn tân niên: nhân khang, vật thịnh thọ hưởng thái bình, thịnh trị.

Cẩn cáo!

Sau bài khấn, thầy mo trao cây xẻng lấy đất cho người được cử ra lấy đất (là người có uy tín trong Nhân dân, có kinh nghiệm trong sản xuất). Đất được lấy bằng xẻng, người lấy đất xúc ba xẻng đất màu mỡ đặt vào âu sành. Âu sành đựng đất thiêng sau khi lấy xong được phủ đậy bằng miếng vải đỏ tượng trưng cho sinh lực của trời đất. Hai cô gái Mường (một cô cầm xẻng lúc này chuyển sang đỡ âu sành) trong trang phục truyền thống quỳ gối, 2 tay trịnh trọng đỡ âu sành để người có uy tín dùng xẻng lấy đất đặt vào âu. Lấy đất xong, người có uy tín dùng hai tay cầm ngang cán xẻng vái 3 vái rồi đưa xẻng cho cô gái Mường. Đoàn rước khởi hành về nơi lấy nước tại Ao làng.

Đoàn rước đất đến khu vực Ao làng, dừng trước thềm lối xuống bậc cầu ao. Chủ tế thắp hương, làm lễ cáo yết lên trời đất, Thủy vương cùng chư vị thánh thần đương cai nơi Thoải phủ cho dân làng được rước nước thiêng về đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch cúng lễ. Khi khấn xin rước nước xong, chủ tế gieo quẻ âm dương, được mới tiến hành lấy. Bài khấn như sau:

A dê dế da dá!

Kính lạy Thủy vương cùng chư vị thánh thần đương cai nơi Thoải phủ!

Hôm nay, ngày mồng 7 tháng giêng tức ngày….tháng……năm………

Mo tôi là: …………….. cùng chính quyền và toàn dân ngụ tại Thanh Hóa tỉnh, Lương Chánh châu, Đồng Lạc xã nay là Chiềng Khạt thôn, Đồng Lương xã, Lang Chánh huyện, Thanh Hóa tỉnh, Việt Nam quốc. Theo lệ truyền thống đã được dân làng, trăm họ cắt cử về đây cúi xin các Quan Ngài mở tâm, khai lộ cho toàn dân chúng con để thụ hưởng phúc phận, rước linh thủy Ao làng về thượng Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch để khởi hành lễ hội xuân Giáp Thìn.

Chúng con thành tâm hành thiện, cúi mong các Quan Ngài rộng lòng phù trợ cho Giáp Thìn tân niên: nhân khang, vật thịnh thọ hưởng thái bình, thịnh trị.

Cẩn cáo!

Thầy mo bước xuống cầu tre của Ao làng và đứng trên bè, thả vòng tròn tre cuốn vải đỏ xuống ao (trước khi lễ hội diễn ra 10 ngày, bản mường tổ chức đóng bè và cầu tre 3 nhịp ra bè để đứng lấy nước). Thầy mo trao gáo múc nước cho người được chọn từ trước đứng dưới bè múc nước (là người có đạo đức, gia đình đầy đủ, có uy tín trong Nhân dân, có kinh nghiệm trong sản xuất). Nước được múc bằng gáo bương hoặc các cây họ tre, cán bằng thân cây tre buộc vải hoặc sơn đỏ và múc trong phạm vi vòng tròn tre cuốn vải đỏ để lấy sinh lực, sinh khí của đất trời. 4 cô gái trong trang phục Mường truyền thống gánh từng cặp ống bương (2 ống bương) theo thứ tự phân công, lần lượt đi xuống cầu ao, ra bè đón, hứng nước thánh. Người múc nước đổ vào hai ống bương to tượng trưng cho ống Bố (7 gáo) và ống Mẹ (9 gáo), khi 2 ống to này đầy thì đổ tiếp vào 6 ống bương còn lại.. Các ống bương miệng vát, thân ống được quấn dây rừng. Sau đó ống nước được bịt lại bằng vải màu đỏ để cầu mong sự may mắn, tốt lành. 4 thiếu nữ Mường dùng đòn gánh tre để gánh các ống bương đựng nước về đền.

Nghi lễ rước đất, rước nước của đồng bào Mường ở Lang Chánh mang ý nghĩa cầu xin Mẹ đất, Mẹ nước phù hộ cho đất đai luôn màu mỡ, cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp người dân trong vùng có đủ nước và đất đai mầu mỡ để sản xuất làm ăn, cho cuộc sống quanh năm no đủ. Nghi lễ này nhằm tưởng nhớ đến Thánh Lê Phúc Hoạch, người có công phù giúp vua Lê Thái Tổ đánh thắng giặc Minh xâm lược giữ yên bờ cõi giang sơn. Hơn thế nữa, ông còn phát tâm công đức cứu tế dân nghèo qua khỏi nạn đói kém, thiên tai mang đến cho người dân làng Chiềng Khạt cuộc sống ấm no, thái bình.

Sau khi lấy nước và lấy đất, chủ lễ làm lễ cảm tạ trời đất, Thủy vương, Sơn thần, Thổ địa cùng chư vị thánh thần đã ban linh địa, linh thủy cho con dân làng Chiềng Khạt, cho bách tính gần xa một năm mới may mắn no đủ và xin rước về đền. Nội dung bài khấn như sau:

A dê dế da dá!

Kính lạy Thủy vương, Sơn thần, Thổ địa cùng chư vị thánh thần đương cai nơi Thoải phủ, Sơn thần, Địa phủ!

Chúng con xin cảm tạ thâm ân, quảng đức của chư vị Thủy thần, Thổ địa, Sơn thần của các quan ngài đương cai đã ban linh địa, linh thủy cho con dân làng Chiềng Khạt và bách tính gần xa. Nay đến giờ thiêng xin các Quan Ngài cho chúng con được rước linh địa, linh thủy về Thượng Đẳng Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch từ. Cúi mong các Quan Ngài phát tâm vo tròn quả phúc phù trợ cho lòng thành tâm kính của chúng con muôn sự hanh thông.

Đoàn rước nước, rước đất trở về cũng theo thứ tự khi đi, riêng có CỜ ĐỎ chuyển lên đi trước, CỜ VÀNG đi sau, rồi tập trung tại sân Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch để làm các nghi thức cúng lễ. Chủ tế thực hành nghi lễ xin đưa nước thiêng, đất thiêng vào Đền chính, nội dung như sau:

A dê dế da dá!

Kính lạy đức Thổ địa, Sơn Thần, kính cáo anh linh Đức thánh Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch!

Hôm nay, mồng 6 tháng Giêng, Giáp Thìn niên

Mo tôi là: ……., cùng toàn dân ngụ tại Chiềng Khạt thôn, Đồng Lương xã, Lang Chánh huyện, Thanh Hóa tỉnh, Việt Nam quốc, cùng muôn dân bách tính gần xa xin kính cáo Thổ địa, Sơn Thần, kính cáo anh linh Đức thánh Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch, đồng kính cáo chư vị thánh, thần đương cai Giáp Thìn niên.

Hôm nay, cát nhật, thời thiêng, con dân làng Chiềng Khạt cùng bách tính thập phương đã được ban linh địa, linh thủy nơi Ao làng đã rước về tới tiền đền. Xin các Quan Ngài cho rước linh địa, linh thủy vào chính điện.

Sau khi kết thúc bài bài cúng, thầy mo và đoàn tùy tùng đi 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ quanh cây nêu để tạo sự chuyển động mang ý nghĩa về sự sinh sôi, nảy nở. Cây nêu được dựng ở sân phía đông Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch.

Các mâm tiến lễ của các đoàn phường, được đặt trang trọng lên hương án phía trước cửa Đền.

Nước và đất được chủ tế rước đặt vào trong hậu cung trước bàn thờ của đền. Nước thiêng được dùng cho Lễ mộc dục (tắm bài vị, tượng thánh) vào rạng sáng ngày hôm sau và cho vào bát để thờ. Nước dùng cho lễ mộc dục không hết sau đó sẽ mang ra tưới vào gốc các cây thiêng to trong khu đền. Đây là nước của Thánh, mang sinh lực của trời đất, nhằm mong cây cối được thần linh bảo trợ để sinh sôi, phát triển. Cây như đại diện cho sự sống của muôn loài muôn vật trong vùng nên hành động tưới nước thiêng cho cây là mong được Thánh ban sinh lực cho dân làng, cho cây trồng luôn xanh tươi, vật nuôi phát triển. Phải có một mảnh đất (tượng trưng, không cần to) để sau đó có tục rải đất và tưới nước, mang tính nghi lễ, chỉ cần một chén đất và một chén nước). Cần chuẩn bị khoảnh đất thiêng ở trước cửa đền để tưới nước và rải đất thiêng sau khi đã được làm lễ. Cắt cử người có uy tín, gia đình có đầy đủ nếp tẻ, con cháu đề huề để rải đất và nước thiêng trên khoảnh đất dã chọn. Đất thiêng được chia nhỏ vào các túi vải đỏ, làm lộc phát cho dân và những nhà công đức…

3. Lễ Mộc Dục

- Thời gian: nửa đêm về sáng ngày mùng 7 tháng Giêng.

- Người thực hiện: 01 người (nam) trong Ban quản lý di tích và 02 người (nam) trông coi Đền (là những người có đạo đức tốt, gia đình quang quẻ, con cháu hiền lành,…).

Nửa đêm ngày mùng 6 sáng mùng 7 tháng Giêng, dân làng tổ chức lễ mộc dục để tắm bài vị đức Thánh. Bài vị đức Thánh được tắm hai lần nước. Lần thứ nhất bằng nước do làng rước về từ Ao làng, lần thứ hai bằng nước ngũ vị hoặc nước trầm. Dùng mảnh vải đỏ để làm khăn tắm. Sau khi bài vị Ngài được tắm xong, nước thơm được giữ lại để các vị chức sắc, hương lão nhúng tay, xoa vào mặt gọi là “hưởng ơn Thánh”. Mảnh vải đỏ bịt ống nước và khăn tắm được xé nhỏ chia cho dân làng “lấy phước”, cầu mong may mắn, an lành, hạnh phúc.

4. Lễ rước lễ vật vào đền

- Thời gian: sáng ngày mùng 7 tháng Giêng

- Người thực hiện: các đoàn rước

Mùng 7 chính lễ, đúng giờ Thìn, người dân các làng tổ chức lễ rước cỗ chay và cỗ mặn vào đền để làm lễ dâng hương tế Thánh.

Khi ông thủ chỉ nổi trống ra lệnh mọi người rước cỗ vào đền. Đoàn rước đi theo thứ tự: Đi đầu là hai quan viên mặc áo thụng cầm hai lá cờ đỏ và vàng; tiếp theo là dàn nhạc lễ. Sau đoàn nhạc là Đoàn cỗ chay gồm 8 người bê chiếc mâm bồng (mỗi mâm là 1 phần bao gồm Bánh bìa, bánh vôi, bánh chè lam, bánh khảo, bánh rán, bỏng nổ); sau đến Đoàn cỗ mặn, gồm 2 thanh niên khỏe mạnh khiêng lợn quay xôi ngũ sắc. Đi theo là tám quan viên mặc áo dài xanh đen, đội các mâm cỗ thờ gồm hương, hoa, phẩm, oản, quả, nến… đi thành hàng đôi.

Các đoàn rước bắt buộc mặc trang phục và trang sức truyền thống của người Mường hoặc tùy theo các tộc người đến dâng lễ. Tất cả tiến lên sân của đền Trung thì dừng lại chuẩn bị thực hành dâng lễ vật.

5. Cúng mo dâng lễ vật

Lễ cúng dâng lễ vật được bắt đầu sau khi rước cỗ vào đền, cùng với lễ tế đây là một trong hai nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch. Thầy mo cùng hai người tùy tùng quỳ lạy rồi ngồi trên chiếu trước bàn thờ thực hành nghi lễ cúng dâng lễ vật do cộng đồng và các gia đình thành tâm sửa soạn.

Thành phần gồm: thầy mo, 2 người tùy tùng phụ cúng. Tất cả đều phải mặc trang phục truyền thống của mo Mường.

Trải 3 chiếu thành 1 hàng ngang trước ban thờ chính và 2 ban thờ 2 bên tả hữu. Chiếu thứ nhất liền với bàn thờ chính là nơi thầy mo và 2 phụ cúng hành lễ cúng dâng lễ vật. Chiếu thứ hai và chiếu thứ ba là chỗ ngồi chầu của đại diện chính quyền địa phương và cộng đồng. 2 phụ cúng ngồi sát hai bên thầy mo. Chấp sự đứng thành hai hàng bên phải và bên trái từ 2 cửa tả hữu ra đến ngoài sân đền đảm nhận việc thượng, hạ lễ vật trước và sau lễ cúng. Chọn 1 nam, 1 nữ thanh niên trong trang phục truyền thống của người Mường đứng sát với 2 bên ban thờ tả hữu để đón nhận mâm lễ vật đảm nhận trách nhiệm thượng hương và dâng rượu, dâng nước.

Diễn trình chi tiết cúng mo dâng lễ vật

- Đánh ba hồi 9 tiếng chiêng và trống.

- Ban nhạc tấu nhạc Lễ trước khi vào hành lễ.

- Thầy mo cùng đoàn tùy tùng đi từ sân đền tiến vào trước bàn thờ, rồi về vị trí hành lễ.

Thầy mo chấp tay lạy rồi cất lời cúng dâng lễ vật:

A dê dế da dá!

Cả lòng tôi mời, hôm nay, có việc mới dám kêu,có chuyện mới dám gọi, về mời ông về ăn chơi, ăn thăm chứng giám , mới dám gọi đến tên của ông.

Thổ công, long mạch, ở đất Chiềng Khạt, vui tai lắng nghe, tiếng mo tôi, mời lấy ông, hôm nay ngày lệ làng, con dân thầy, tớ, bày mâm, có trái bánh, rượu thịt, mo tôi mới dám đi gọi, đi mời, nhà ngài tới ăn cỗ, ngài không nên đi một mình, không nên bênh một người, phải gọi quân lính, đầy tớ cùng ăn uống, chứng giám, ông nghe thấy tiếng đó, đã gọi lấy quân lính, đầy tớ đã đi khắp các chốn, ông đi trước ,quân lính, đầy tớ mới bước theo sau, ở trong cửa trong nhà, đi ra ngoài ngoài cổng, ra bờ ròa, đi qua qua bến nước, qua mó nước uống, ngài ngồi nghỉ ngơi cho khỏe rồi còn phải đi, mo tôi còn phải đi mời lấy thành hoàng bản thổ, đến ăn chứng giám.

A cả lòng tôi mời, hôm nay có việc mới dám gọi, có chuyện mới dám thưa, dám mời đến linh hồn của ông, mới dám gọi đến tên của ông. Là một vị tướng, cùng các thành hoàng bản thổ ở đất Chiềng Khạt, ông nghe thấy tiếng mo tôi, về chứng giám, hôm nay ngày lễ của làng, của mọi người sắm bánh , trái, rượu thịt, có mâm mo tôi mới dám mời đến ngài về ăn mâm cơm để chứng giám, ông không nên đi một mình, không nên đến một nhà, ngài nghe thấy lời mo tôi, ngài gọi quân lính, đầy tớ đã tập trung đông đủ, ngài mới dậy đi trước, quân lính, đầy tớ bước theo sau, ở trong nhà, đi ra ngoài cửa, ra ngoài sân chơi, đi ra ngoài cổng, ngoài bờ rào, thổ công long mạch, thành hoàng bản thổ, ngài ngồi nghỉ ngơi, khỏe chân còn phải đi, khỏe miệng còn phải mời, sơn thần chúa núi, bốn phương ở đất Chiềng Khạt, đến ăn chứng giám.

A cả lòng tôi mời, hôm nay có việc mới dám mời, có chuyện mới dám thưa, mời các vị cùng về, ngài sơn thần chúa núi, bốn phương Chiềng Khạt đến ăn chứng giám, ngài không nên đi một mình, phù hộ một người, phải gọi lấy quân lính, đầy tớ, đến để ăn uống chứng giám và phù hộ cho nhân dân, ngài nghe thấy tiếng mo tôi kêu gọi, đã gọi đủ quân lính, đầy tớ, ngài đứng dậy đi trước, quân lính và đầy tớ bước theo sau, về trong cửa trong nhà, đi ra ngoài cửa, đi ra ngoài cổng, đi ra bờ rào, thổ công long mạch, thành hoàng bản thổ, các vật cúng đã đầy đủ, ngài còn nghỉ ngơi cho khỏe chân, mo tôi còn phải đi mời đi gọi vì ngài là Đô Đốc Quận Công Lê Phúc Hoạch, ngài về đền để ăn đồ của người dân mang đến, ngài về ăn thăm và phù hộ cho nhân dân.

A cả lòng tôi mời, vì ngài là Quận Công, nhà ngài còn có ở trong nhà đền hay không, hay còn đang đi xem việc quan ở nơi cung đường, hay còn đi luyện binh, luyện tướng, nghe gọi đến tai, nhắc đến tên đến hiệu, ngài nghe thấy thì trở về, về nơi ngài ăn, về nời ngài ở, ngài đi chơi yên lãng, phải mặc áo thay quần chỉnh tề, có ngựa đen ngựa, trắng cùng đi, ngài không nên đi một mình, phù hộ một người, ngài phải gọi lấy quân lính, kể hầu người hạ, vì nhà ngài đã nghe thấy tiếng gọi về ăn chứng giám, ở trong nhà trong cửa, đi ra ngoài cổng, ra ngoài sân, lên ngựa vàng ra ngoài cổng qua bờ rào, bốn vong đi qua, ba vong đi lại, qua cánh cổng bờ rào, đi theo cơn mưa rì rào, đi theo cơn gió rì rầm, về đến đất linh thiêng, về đến đất chiềng khạt, về qua mó nước đầu nguồn, thổ công long mạch, thành hoàng bản thổ, sơn thần bốn phương, dậy đưa tay chào, ngài đi qua bến sông, ngài đi qua bến nước, thổ công long mạch, thành hoàng bản thổ, rồi mới dậy đi trước,mới ra đón ngài, vì ngài Quận Công mới dậy bước theo sau, về qua vùng đất thân quen, qua làng qua bản, bốn mươi nhà bên dưới không nên đi qua, ba mươi nhà bên trên khôn nên đi lại, ngài đi về nơi nhà đền, đi đến cổng và bờ rào, đi đến khu sân vườn rộng, bước chân lên nhà, lên thẳng nơi Án thư, ngồi uy nghiêm ở đó.

XIN ÂM DƯƠNG (gieo quẻ xem thánh và các thần linh đồng ý chưa)

Hôm nay là ngày mùng 7 tháng giêng, luật lệ hàng năm, thôn bản, nam nữ tử tôn, sắm lễ đầu xuân năm mới để dâng lên ngài và các vị thần, gồm có lợn, gà, vịt, cá, và hương hoa quả thực, xin ngài và các vị thần chứng giám, phù hộ độ trì cho làng, xã, nam nữ tử tôn làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nạn qua tai khỏi, an khang thịnh vượng, người già sông khỏe và lâu, con cháu học hành thành tài, gia đình yên ấm, tránh hết mọi tai ương, bình thản làm ăn.

Thương lai yêu tỏa, châm ngôn tuyên dương, rẫy cách chúng đặng kiền thành thưởng hương hoa quả thực nghi phi đồng, đồ thân phỏng hiến phả liệt la ma hương hoa, lễ nghi phỏng hiếu, vô lượng nhận diên nhất thiết cúng phả thi pháp giới, chưa quần xinh, nhược dây hương hoa, phổ cúng giàng dy năng thành tựu phật công đức, ốm nga nga nặng tam ba, phả nhật nhiệt la học, nam vộ phổ cùng giàng.

Bài cúng được thầy mo thực hành 3 lần. Sau mỗi lần 1 nam 1 nữ thanh niên Mường tiếp tục rót rượu và nước trên các chén được bày sẵn trên các bàn thờ.

Kết thúc lễ cúng dâng lễ vật, 1 nam 1 nữ thanh niên hạ các mâm lễ vật của các gia đình chuyển giao cho 2 hàng chấp sự đặt ra các bàn lễ vật ngoài sân đền. Thầy mo cùng đoàn tùy tùng đứng dậy chuẩn bị thực hành nghi lễ đại tế.

6. Đại tế

Lễ Đại tế được bắt đầu sau khi lễ cúng dâng lễ vật kết thúc, cùng với lễ cúng dâng lễ vật đây là một trong hai nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch. Đoàn tế đi từ sân rồng lên theo bên phải của người tế và xuống bên kia. Việc di chuyển này có thể gắn với tục thờ mặt trời, cầu sinh lực và sức khỏe cho nhân an vật thịnh, mùa màng tốt tươi.

Thành phần gồm: 1 chủ tế, 2 phó tế, 1 đông xướng, 1 tây xướng, 4 chấp sự, 4 bồi tế, 2 nội tán. Tất cả đều phải mặc áo thụng, đội mũ tế, đi hài;

Chủ tế: làng chọn một người đàn ông cao tuổi, đạo đức tốt, quang quẻ (không có tang), có gia đình yên ấm, con cháu đủ trai gái, làm ăn giỏi, được dân làng tín nhiệm. 02 phó tế cũng được dân làng chọn tiêu tiêu chí trên, giữ vai trò hỗ trợ chủ tế thực hành nghi lễ. 4 bổi tế luôn ở vị trí chiếu sau cùng (ngoài cùng tính từ hương án) giữ vai trò bồi thêm cho phong phú, tăng sự hào hùng, trang nghiêm cho cuộc tế.

Trang phục: Ban tế thống nhất lễ phục: Hiện nay, trong đền vẫn còn lưu một số lễ phục từ xưa nên sẽ phục dựng theo nguyên mẫu.

Chủ tế mặc áo có đính bổ tử hình rồng ở ngực và vai.

Đông xướng và Tây xướng mặc áo khăn mũ màu xanh lam, 2 phó tế, 4 chấp sự và 4 bồi tế mặc áo đen, quần thụng màu trắng, đi hài cùng màu với y phục.

Trải 4 hàng chiếu trước ban thờ, cái nọ nối tiếp cái kia.

Chiếu thứ nhất: là chiếu thần vị, trải liền với hương án (bàn thờ) là nơi để dâng rượu và khấn. Chỉ có chủ tế mới được đặt chân khi lên hành lễ.

Chiếu thứ hai: là chiếu chủ tế ẩm phúc, thụ tộ. Tức là nơi để chủ tế lên hưởng lộc thánh ban.

Chiếu thứ ba: là chiếu mạnh bái, tức là chỗ đứng của chủ tế mỗi khi hành lễ ở hai chiếu trên xong. Phó tế luôn theo sau hai bên (tả hữu) chủ tế (đứng cùng chiếu nhưng thấp hơn chủ tế).

Chiếu thứ tư: là chiếu bồi tế, tức là chỗ đứng của 4 bồi tế.

Chấp sự đứng thành hai hàng bên phải và bên trái.

Nội tán đứng 2 bên sát với ban thờ.

Tất cả động tác của chủ tế, phó tế, bồi tế, chấp sự trong khi tế đều do Đông xướng và Tây xướng hô to nhắc nhở.

Diễn trình chi tiết Đại tế

Đông xướng:

1. Khởi chinh cổ (Nổi chiêng trống: Đánh 3 hồi, chiêng trước, trống theo sau, đánh xen kẽ).

2. Nhạc sênh tựu vị: Ban nhạc vào vị trí

3. Củ soát tế vật: Kiểm tra lễ vật cúng. chấp sự dẫn chủ tế vào ban thờ kiểm tra lễ vật cúng xem đủ chưa? (chấp sự đứng bên bàn Đông xướng cầm cây đèn/cây nến dẫn Chủ tế theo cửa bên trái vào chính điện. Đi đến ban thờ chính, chấp sự dừng lại, Chủ tế tiến đến cầm bình rượu rót vào 3 ly trên ban thờ. Sau đó, chấp sự tiếp tục dẫn Chủ tế theo cửa bên phải trở về vị trí với kiểu đi thước thợ - Thăng Đông, Giáng Tây).

4. Chấp sự giả các tư kỳ sự: Chấp sự chỉnh đốn áo vào lễ. Hai chấp sự vào vị trí ở hai bên. NhữngChấp sựai được cắt cử phụ trách gì thì vào vị trí ấy.

5. Tế chủ dữ chấp sự giả các nghệ quán tẩy sở: Chủ tế, phó tế và các chấp sự lần lượt đi đến chỗ rửa tay. (Đi hình thước thợ).

6. Quán tẩy: Rửa tay. Chủ tế, phó tế rửa tay tại chậu nước. Chậu nước và khăn được đặt trên Cây quán tẩy(cái giá để đựng chậu nước) được đặt phía dưới gần với Tây quả (phía Tây xướng)

7. Thuế cân: Lau tay. Chủ tế lấy khăn lau tay.

8. Chủ tế tựu vị: Chủ tế vào vị trí chiếu thứ 3. 2 phụ tế theo sau. Lúc này các chấp sự cũng trở về vị trí của mình.

9. Bồi tế tựu vị: Bồi tế vào vị trí chiếu thứ 4.

Chính lễ:

Đông xướng:

1. Thượng hương: Tả (bên đông) Chấp sự đốt hương trao cho Chủ tế. Chủ tế đưa hương lên trán vái 1 vái (các phó tế vái theo) rồi trả cho chấp sự. Chấp sự bên đông tiến lên chuyển cho nội tán bên trái cắm hương vào bát hương trên ban thờ. Chấp sự bên Tây bưng theo cơi trầu bước song song với chấp sự bên đông đưa cho nội tán bên phải vào đặt lên ban thờ. Sau đó, cả hai chấp sự đi lùi ra cửa (đông đi bên trái, tây đi bên phải rồi quay người trở về chỗ cũ).

2. Nghinh thần cúc cung bái: Chủ tế, 2 phó tế, các bồi tế quỳ bái. Đầu gối quỳ, 2 tay đặt ngửa sát đất, các ngón tay đan vào nhau, thân người cúi rạp xuống, trán chạm vào lòng bàn tay. Các bồi tế ngoài sân cũng bái theo.

Tây xướng

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 2.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 3.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 4.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bình thân phục vị(Chủ tế, phụ tế quay về chiếu của mình. Các bồi tế không di chuyển nên vẫn đứng tại chỗ)

Đông xướng:

1. Hành sơ hiến lễ: Dâng rượu lần đầu. Chủ tế, 2 phó tế, các bồi tế quỳ xuống. Hai chấp sự đem 2 khay (1 khay đựng 3 ly, 1 khay đựng nậm rượu) tiến đến quỳ gần chủ tế. (2 chấp sự hướng mặt về phía chủ tế tạo thành góc vuông với hướng mặt của chủ tế).

2. Chước tửu: Rót rượu. Hai chấp sự bưng khay cho Chủ tế rót rượu vào 3 ly.

3. Nghệ hương án vị tiền: Hai phụ tế theo Chủ tế lên chiếu nhất.

4. Quỵ: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ cả xuống

5. Tiến tửu: Chấp sự nâng đài rượu đưa cho chủ tế, chủ tế nâng cao đài rượu vái một vái rồi giao trả người chấp sự.

6. Hiến tửu: Chủ tế vái. Chấp sự nâng cao đài rượu đi hai bên, đi vào cửa nội điện, nội tán nhận và đặt rượu lên hương án. Xong trở ra về vị trí cũ.

7. Phủ phục: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ lạy.

Tây xướng:

1. Hưng: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế đứng dậy.

2. Bình thân phục vị: Chủ tế và 2 phụ tế lùi về vị trí cũ - Chiếu sau.

Đông xướng:

1. Phụng hiến lễ vật: Dâng lễ vật cúng. Hai Chấp sự đem 2 khay bánh và quả lên cho hai 2 phụ tế. 2 phụ tế bưng khay, Chủ tế vái 1 vái. 2 phụ tế trao khay lễ vật cho 2 chấp sự tiến lên đặt trên hương án, rồi đi lùi về chỗ.

2. Bái: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế bái phủ phục.

Tây xướng:

1. Hưng: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế đứng dậy

2. Bình thân phục vị: Chủ tế và 2 phụ tế lùi về vị trí cũ - Chiếu sau.

Đông xướng:

1. Nghệ độc chúc vị: 2 phụ tế theo Chủ tế lên chiếu trên, người đọc văn tế và chấp sự cùng vào đứng bên cạnh chủ tế (Chủ tế đứng giữa, người đọc bên phải, người chấp sự nâng văn tế đứng bên trái Chủ tế, phía sau là hai phó tế)

2. Giai quỵ: Tất cả Chủ tế, 2 phó tế, các bồi tế, người đọc văn tế và người chấp sự nâng văn tế đều quỳ cả xuống.

3. Chuyển chúc: Chấp sự nâng văn tế chuyển bài văn cho chủ tế. Chủ tế cầm lấy nâng ngang đầu, vái một vái rồi đưa cho người đọc văn chúc, người đọc nhận rồi vái một vái rồi dở bài văn tế ra.

4. Tuyên đọc: Người đọc Văn tế bắt đầu đọc. Đọc xong trao cho Chủ tế. Chủ tế nâng ngang đầu vái một vái, rồi trao Văn tế cho Chấp sự. (Trong quá trình đọc, nhạc và trống điểm sau mỗi câu).

5. Phủ phục: Tất cả phủ phục, quỳ lạy

Tây xướng:

Hưng: Tất cả đứng dậy.

Đông xướng:

Bái: Tất cả quỳ lạy.

Tây xướng:

Hưng: Tất cả đứng dậy.

Đông xướng:

Bái: Tất cả quỳ lạy.

Tây xướng:

1. Hưng: Tất cả đứng dậy.

2. Bình thân, phục vị: Chủ tế lùi về vị trí cũ - Chiếu sau.

Đông xướng:

1. Hành á hiến lễ: Dâng rượu lần hai. Chủ tế, 2 phó tế, các bồi tế quỳ xuống. Hai chấp sự đem 2 khay (1 khay đựng 3 ly, 1 khay đựng nậm rượu) tiến đến quỳ gần chủ tế. (2 chấp sự hướng mặt về phía chủ tế tạo thành góc vuông với hướng mặt của chủ tế).

2. Chước tửu: Rót rượu. Hai chấp sự bưng khay cho Chủ tế rót rượu vào 3 ly.

3. Nghệ hương án vị tiền: Hai phụ tế theo Chủ tế lên chiếu nhất.

4. Quỵ: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ cả xuống

5. Tiến tửu: Chấp sự nâng đài rượu đưa cho chủ tế, chủ tế nâng cao đài rượu vái một vái rồi giao trả người chấp sự.

6. Hiến tửu: Chủ tế vái. Chấp sự nâng cao đài rượu đi hai bên, đi vào cửa nội điện, nội tán nhận và đặt rượu lên hương án. Xong trở ra về vị trí cũ.

7. Phủ phục: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ lạy.

Tây xướng:

1. Hưng: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế đứng dậy.

2. Bình thân phục vị: Chủ tế và 2 phụ tế lùi về vị trí cũ - Chiếu sau.

Đông xướng:

1. Hành chung hiến lễ: Dâng rượu lần ba (cuối). Chủ tế, 2 phó tế, các bồi tế quỳ xuống. Hai chấp sự đem 2 khay (1 khay đựng 3 ly, 1 khay đựng nậm rượu) tiến đến quỳ gần chủ tế. (2 chấp sự hướng mặt về phía chủ tế tạo thành góc vuông với hướng mặt của chủ tế).

2. Chước tửu: Rót rượu. Hai chấp sự bưng khay cho Chủ tế rót rượu vào 3 ly.

3. Nghệ hương án vị tiền: Hai phụ tế theo Chủ tế lên chiếu nhất.

4. Quỵ: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ cả xuống

5. Tiến tửu: Chấp sự nâng đài rượu đưa cho chủ tế, chủ tế nâng cao đài rượu vái một vái rồi giao trả người chấp sự.

6. Hiến tửu: Chủ tế vái. Chấp sự nâng cao đài rượu đi hai bên, đi vào cửa nội điện, nội tán nhận và đặt rượu lên hương án. Xong trở ra về vị trí cũ.

7. Phủ phục: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ lạy.

Tây xướng:

1. Hưng: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế đứng dậy.

2. Bình thân phục vị: Chủ tế và 2 phụ tế lùi về vị trí cũ - Chiếu sau.

Đông xướng:

1. Ẩm phúc: Thần tài ban lộc (đồ uống). 2Chấp sựtiến vào nội điện theo nhạc tế. Nội tán phía đông lấy nậm rượu trên ban thờ, rót một chén rượu trao cho chấp sự phía đông.

2. Nghệ ẩm phúc vị: Chủ tế tiến lên chiếu thụ tộ (chiếu thứ 2) thay mặt cho dân làng nhận lộc.

3. Quỳ: Chủ tế quỳ gối (lưng thẳng) nhận chén rượu từ chấp sự phía đông.

4. Ẩm phúc: Chủ tếbưng chén rượu vái 1 vái, dùng tay áo che miệng uống 1 hơi hết ngay rồi trao lại cho chấp sự.

5. Thụ tộ: Nhận lộc (đồ ăn). Nội tán bên tây lấy một thứ đồ cúng như xôi, bánh hoặc miếng trầu cho chấp sự phía tây. Chấp sự trao cho Chủ tế. Chủ tếđónđàitrầu hoặc bánh hoặc miếng thịt, vái 1 vái, dùng tay áo che miệng rồi ăn 1 miếng.

6. Phủ phục: Chủ tế quỳ lạy bái tạ ơn Thần ban lộc

Tây xướng:

Hưng: Chủ tế đứng lên tại chỗ

Đông xướng:

Bái: Chủ tế quỳ sụp xuống bái

Tây xướng:

Bình thân phục vị: Chủ tế, lui về vị trí cũ - Chiếu sau.

* Lưu ý: Chỉ có duy nhất Chủ tế tiến lên chiếu thụ tộ. Lúc này các phó tế không đi theo chủ tế. Chỉ có duy nhất Chủ tế được Ẩm phúc và Thụ tộ. Nên chỉ có duy nhất Chủ tế quỳ lạy. Những tế viên khác không ăn nên không phải quỳ, lạy.

Kết thúc Lễ:

Đông xướng:

Tạ lễ cúc cung bái: Chủ tế, 2 phó tế và các bồi tế bái lạy lần 1.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 2.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 3.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 4.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bình thân phục vị(Chủ tế, phụ tế quay về chiếu của mình. Các bồi tế không di chuyển nên vẫn đứng tại chỗ)

Phần chúc(hóa Chúc):Đem Chúc đi hóa.

Đông xướng:

Hóa chúc văn: Đốt văn tế. Chấp sự đốt văn tế. (Lúc này nhạc tế tấu lên đoạn dài cho đến khi chấp sự hóa xong văn tế.)

Đông xướng:

Lễ tất: Xong lễ. Tất cả cùng đứng dậy.

Lưu ý:

- Quá trình hành lễ, ban nhạc liên tục tấu bản Lưu thủy.

- Đông xướng đóng vai trò điều hành mọi việc tế như một người dẫn chương trình và hô: Quỳ. Tây xướng chỉ hô: Hưng hoặc Bình thân phục vị- nhắc việc đứng dậy.

6. Lễ khai mạc (MC – Phòng VHTTTT/TTVHTTTT huyện Lang Chánh)

- Chuẩn bị địa điểm khai mạc

- Đón tiếp đại biểu

- Chào cờ

- Giới thiệu đại biểu

- Trưởng ban Tổ chức lễ hội Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch đọc Diễn văn khai mạc, giới thiệu vắn tắt ý nghĩa của Lễ hội, công tác chuẩn bị

- Lễ dâng hương của quan khách là đại biểu Trung ương, tỉnh, huyện

- Lễ dâng hương của Ban tổ chức và các xã, thị trấn

- Lễ dâng hương của người dân thập phương

* Lưu ý: Toàn bộ chương trình Lễ khai mạc do MC điều hành, kể cả lễ dâng hương sẽ được cử hành theo lời mời của MC theo thứ tự trên.

III. PHẦN TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Các trình diễn

1. Thành lập các tổ điều hành, trọng tài

2. Xây dựng nội quy các tiết mục trình diễn

3. Thành lập các tổ trọng tài

Với các trình diễn

- Trình diễn sản vật của các làng, thi mâm cơm truyền thống

- Thi văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc.

* Lưu ý: Tổ điều hành có nhiệm vụ xây dựng nội dung và điều hành chương trình

Các trò chơi dân gian

4. Thành lập các tổ điều hành, trọng tài (có sự tham gia của cán bộ TTVHTT huyện Lang Chánh)

5. Xây dựng nội quy các môn chơi

6. Thành lập các tổ trọng tài

Với các môn

- Kéo co

- Đẩy gậy

- Tung còn

- Bắn nỏ

- Đánh quay

- Bóng chuyền

* Lưu ý: Tổ điều hành có nhiệm vụ xây dựng nội dung và điều hành chương trình

IV. GIÃ HỘI

Lễ giã đám tại đền với Lễ vật là bánh dày; Bánh mật/bánh uôi: có lá gói lại; Bánh rán mật; Bánh bìa: bột nếp cán và hấp lên; Bánh chè lam: thóc nếp rang thành bỏng nổ rồi giã, trộn mật rồi cán mỏng; Bánh khảo: bột và mật trộn với nhau, cán thành bánh, cắt nhỏ và dùng giấy gói lại; Bỏng nổ: trộn mật, nắm hình trọn to như quả bưởi. Các loại bánh làm xong được được chia thành 8 phần và đặt vào 8 chiếc mâm bồng và đưa lên đền từ sáng mùng 6. Số bánh còn lại làm nhỏ để đặt vào các mâm cỗ mặn.

Cỗ mặn: Cỗ mặn cần chuẩn bị gồm rượu, thịt theo tam sanh (số lượng chỉ một mâm đại diện của cả xã)

Soạn chúc

Lễ giã đám được tiến hành như lễ đại tế, với thời gian ngắn hơn, với thành phần tế, đánh ba hồi trống và chiêng, tấu nhạc lễ, ban hành lễ tế, đọc chúc, dâng lễ như lễ đại tế.

Chủ tế và ban hành lễ

Có thể có đại diện chính quyền.

Thụ lộc

Tổng kết lễ hội: vào thời điểm sau lễ hội.



[1] Xã Đồng Lạc: Thuộc tổng Thuận Chính, châu Lương Chánh, phủ Thọ Xuân.

[2] Năm 2024 là năm đầu tiên tổ chức lễ hội theo kịch bản phục dựng nên việc tập luyện được tiến hành từ tháng 11/2023 (Âm lịch).

Kịch bản tổ chức lễ hội đền thờ Lê Phúc Hoạch

Đăng lúc: 20/03/2024 08:04:13 (GMT+7)

Lễ hội Đền thờ Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch được tổ chức tôn vinh và tưởng nhớ Đô đốc tướng quân Lê Phúc Hoạch, người Mường, nhân vật có thật trong lịch sử, đã có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phò tá Lê Lợi đánh thắng giặc Minh xâm lược. lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 6-7 tháng giêng hàng năm.

KỊCH BẢN CHI TIẾT LỄ HỘI ĐỀNTHỜ

ĐÔ ĐỐC ĐÀI LƯƠNG QUẬN CÔNG LÊ PHÚC HOẠCH,

XÃ ĐỒNG LƯƠNG, HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

A. ĐẶT VẤN ĐỂ

Lễ hội Đền thờ Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch được tổ chức tôn vinh và tưởng nhớ Đô đốc tướng quân Lê Phúc Hoạch, người Mường, nhân vật có thật trong lịch sử, đã có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phò tá Lê Lợi đánh thắng giặc Minh xâm lược.

Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch là vị tướng tài có công giúp vua Lê Thái Tổ (1428 – 1433) diệt giặc Minh và được vua ban thưởng, hưởng bổng lộc triều đình. Trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, ông có công cứu giúp nhân dân các vùng Thọ Xuân thoát khỏi chết chóc dưới gươm đao của giặc, khi nhân dân gặp nạn mất mùa, đói khổ, ông đã lấy hết vàng bạc, đất đai đã được Vua ban để cứu giúp dân thoát khỏi cảnh lầm than. Khi ông qua đời nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền thờ và tổ chức lễ hội vào dịp đầu xuân hàng năm. Các đời vua sau này cho phép xã Đồng Lương được rước toàn bộ về thờ tự tại thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương là quê hương nơi sản sinh ra ông.

Nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và ghi nhớ công lao của Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch, các vua triều Nguyễn đã ban 03 sắc phong cho phép nhân dân xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) thờ phụng ông.

- Sắc phong thứ nhất:

Ngày 25 tháng 9 niên hiệu Duy Tân (1906), vua Duy Tân ban sắc phong cho xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) được thờ phụng “Đô đốc Đài lương quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần”.

Nội dung sắc phong như sau:

Sắc phong ngày 25 tháng 9 niên hiệu Duy Tân nguyên niên (1906) cho xã Đồng Lạc thờ “Đô đốc Đài lương quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần”

DSCN2525

SẮC PHONG NIÊN HIỆU DUY TÂN NGUYÊN NIÊN (1906)

- Phiên âm:

Sắc Thanh Hóa tỉnh, Lương Chánh châu, Đồng Lạc xã phụng sự: Đô Đốc Đài Lương Quận công Lê Tướng công Tả tư đồ chi thần. Nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa Cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi: Dực bảo Trung hưng linh phù chi thần. Chuẩn y cựu phụng sự thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!

Duy Tân nguyên niên cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật.

- Dịch nghĩa:

Sắc cho: Đô Đốc Đài Lương Quận công Lê Tướng công Tả tư đồ chi thần. Được thờ phụng tại xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Thần ngầm hiển linh ứng, từ xưa đến nay chưa từng được ban sắc. Nay chính lúc nhà vua kế thừa mệnh lớn, nhớ tới công lao của thần nên phong cho thần mỹ tự: “Dực bảo Trung hưng linh phù chi thần”. Cho phép địa phương thờ phụng để thần bảo vệ cho nhân dân của ta. Kính vâng lấy lời!

Ngày 25 tháng 9 niên hiệu Duy Tân nguyên niên (1906).

­­­­­­­­­­­­­

- Sắc phong thứ hai:

Ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 (1908), vua Duy Tân ban sắc phong cho xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa được thờ phụng thờ thần có mỹ tự “Dực bảo trung hưng linh phù Đô đốc Đài lương quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần”.

Nội dung sắc phong như sau:

Sắc phong ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1908) cho xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh thờ thần có mỹ tự “Dực bảo trung hưng linh phù Đô đốc Đài lương quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần”

DSCN2529

SẮC PHONG NIÊN HIỆU DUY TÂN THỨ 3 (1908)

- Phiên âm:

Sắc chỉ Thanh Hóa tỉnh, Lương Chánh châu, Đồng Lạc xã tòng tiền phụng sự: Dực bảo Trung hưng linh phù Đô đốc Đài lương quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần. Tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kỳ phụng sự. Duy Tân nguyên niên tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu, đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!

Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật.

- Dịch nghĩa:

Sắc cho: Dực bảo Trung hưng linh phù Đô đốc Đài lương Quận công Lê tướng công Tả tư đồ chi thần. Từ trước tới nay được xã Đồng Lạc[1], châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa thơ phụng. Thần từng được nhà vua ban tặng sắc phong cho phép địa phương thờ phụng. Niên hiệu Duy Tân nguyên niên (1906) nhà vua làn lễ đăng quang nên ban chiếu báu, ban ơn, thăng lên một bậc. Cho phép địa phương trên phụng thờ thần như cũ để ghi vào điển lễ quốc gia. Kính vâng lấy lời!

Ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 (1908).

- Sắc phong thứ ba:

Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) vua Khải Định ban sắc phong cho xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) được thờ phụng thần “Tả Tư đồ Thái phó Đại quận công Lê Phúc Hoạch, húy Trung Mẫn tôn thần”.

Nội dung sắc phong như sau:

Sắc phong ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) phong cho xã Đồng Lạc thờ phụng “Thái phó Đài quận công Lê Phúc Hoạch, húy Trung Mẫn tôn thần”

Khổ: dài 1,33m, rộng 52cm;

DSCN2520

SẮC PHONG NIÊN HIỆU KHẢI ĐỊNH THỨ 9 (1924)

- Phiên âm:

Sắc Thanh Hóa tỉnh, Lương Chánh châu, Đồng Lạc xã tòng tiền phụng sự nguyên tặng: “Linh phù Dực bảo Trung hưng Tả Tư đồ Thái phó Đại Quận công Lê Phúc Hoạch, húy Trung Mẫn tôn thần. Hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng. Tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị Trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu, đàm ân, lễ long đăng trật. Trứ gia tặng: “Đoan túc Tôn thần”. Đặc chuẩn phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!

Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.

- Dịch nghĩa:

Sắc cho xã Đồng Lạc, châu Lương Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Từ xưa đến nay địa phương này có công thờ phụng: Linh phù Dực bảo Trung hưng Tả tư đồ Thái phó Đại Quận công Lê Phúc Hoạch, tên húy là Trung Mẫn tôn thần. Thần có công giúp nước, giúp dân, ngầm hiển linh ứng, từng được ban cấp sắc phong cho phép địa phương thờ phụng. Nay chính lúc nhà vua mừng thọ tuổi 40 nên làm lễ lớn, ban ơn, thăng lên một bậc, tặng cho thần mỹ tự: “Đoan túc Tôn thần”. Cho phép địa phương thờ phụng để ghi vào điển lễ của quốc gia. Kính vâng lấy lời!

Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924).

Lễ hội Đền thờ Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần và tâm linh của cộng dồng cư dân trong và ngoài vùng, không phân biệt người Kinh, người Mường hay các tộc người khác, cùng hướng đến việc tri ân công đức của Thánh Lê Phúc Hoạch và cầu xin sự che chở của Ngài cho cả cộng đồng. Lễ hội Đền thờ Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch gắn kết và củng cố khối đoàn kết dân tộc, phản ảnh rõ nhất tinh thần liên kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đồng thời, lễ hội cũng góp phần phát triển văn hóa, du lịch, kinh tế của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là nâng cao đời sống cộng đồng cư dân xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Lang Chánh hoàn toàn có đủ điều kiện (từ những dữ liệu lịch sử, những tri thức và tâm thức văn hóa dân gian đến cơ sở vật chất) để phục dựng lễ hội truyền thống nhằm tôn thờ người có công chống giặc ngoại xâm phương Bắc, cứu tế dân nghèo, đoàn kết cộng đồng tộc người. Địa phương có nhiều thuận lợi trong việc phục dựng lại lễ hội truyền thống này: cán bộ làm công tác văn hóa và ban quản lý di tích có chuyên môn, sự giúp đỡ về chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, quyết tâm của lãnh đạo huyện Lang Chánh, các xã, thị trấn và nhân dân trên địa bàn xã Đồng Lương, sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh, sự hảo tâm của những người con quê hương Lang Chánh. Hơn nữa, di tích Đền thờ Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch với tư cách là không gian tâm linh đã được tu bổ, tôn tạo tương đối hoàn chỉnh tạo cơ sở vật chất cho việc phục dựng lễ hội.

Do đó, phục dựng, nâng cấp lễ hội truyền thống tưởng nhớ Thánh Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch của cộng đồng cư dân xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh là điều nên làm. Đây cũng là cơ hội để huyện Lang Chánh có thể phục dựng các hoạt động văn hóa liên quan tới lễ hội truyền thống này.

B. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC

1. Bảo đảm được bản sắc, các đặc tính văn hóa, tính tổng thể của lễ hội như đã ghi trong ký ức cộng đồng.

2. Lễ hội phải đề cao tính chủ thể văn hóa của người dân trong cộng đồng: Tất cả những hoạt động trong lễ hội (từ cúng bái, rước sách, các nghi thức tế lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian...) phải do người dân Lang Chánh đảm nhiệm.

3. Toàn bộ “ý tưởng kịch bản” sẽ được các chuyên gia xây dựng dựa trên những tư liệu lịch sử cũng như dân gian đã thu thập được, tuy nhiên, đó chỉ là những gợi ý, cộng đồng cần có sự thảo luận và lựa chọn phương án phục dựng.

4. Những người đại diện cộng đồng được lựa chọn phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn trong truyền thống và đạt được sự đồng thuận trong việc thực hành, tổ chức lễ hội. Cơ quan quản lý tạo điều kiện để cộng đồng chủ động và đồng thuận cắt cử người đại diện vào ban khánh tiết của lễ hội và đội tế chung của làng, đồng thời chọn một người chủ tế đức cao vọng trọng và những người bồi tế có uy tín với cộng đồng.

5. Kinh phí:

- Ban Tổ chức đảm bảo kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, Ban quản lý di tích và các tổ đội phục vụ, thực hành lễ hội.

- Các xã, thị trấn tự túc kinh phí hoạt động của đơn vị mình trong tất cả các ngày tham gia lễ hội theo phân cấp ngân sách.

- Khuyến khích vận động nhà tài trợ và thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá để thu hút nguồn lực tham gia lễ hội.

- Kinh phí trang phục, đạo cụ một phần do Dự án phục dựng chi trả, một phần do nhân dân tham gia đóng góp.

C. KỊCH BẢN PHỤC DỰNG

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ LỄ HỘI

Theo lệ xưa, Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch một năm có bốn lệ:

- Mùng 7 tháng Giêng (Âm lịch): ngày đản sinh của Thánh;

- Ngày 24 tháng 4 (Âm lịch): lễ hạ điền;

- Mùng 7 tháng 7 (Âm lịch): lễ thượng điền;

- Ngày 29 tháng Chạp: lễ tất niên.

Hội mùng 7 tháng Giêng được coi là hội chính, tưởng nhớ công lao phò tá Lê Lợi đánh thắng giặc Minh xâm lược, bảo vệ giang sơn xã tắc Đại Việt, cứu tế dân nghèo ở địa phương, phát triển kinh tế và củng cố đoàn kết các dân tộc trong vùng của danh tướng Lê Phúc Hoạch.

Để chuẩn bị tốt cho việc tổ chức lễ hội, cộng đồng cư dân trong xã cùng với Ban quản lý di tích phải họp bàn và phân công công việc chuẩn bị hết sức cụ thể, từ chọn và cắt cử người thực hiện các nghi thức tắm tượng, người lấy đất, lấy nước, chuẩn bị lễ vật để rước ra lễ đền đến việc dọn dẹp vệ sinh không gian lễ hội, trang phục tế lễ…

1. Chuẩn bị của Đội tế

Trước lễ hội 30 ngày, phân công Chủ tế cùng Đội tế tập luyện[2] với các nghi thức: Kiểm soát lễ vật; Tiến hương hoa nến; Tiến rượu; Tiến chúc văn; Nghi thức Tế trong lễ rước đất, rước nước; Đại tế; Lễ mộc dục, Lễ gia quan...

2. Chuẩn bị của các gia đình

- Sửa soạn mâm cỗ cúng để vái vọng tại gia đình

- Sửa soạn lễ vật để dâng cúng tại đền

- Lựa chọn từ y phục, trang sức trang trọng, phù hợp

- Chay giới sạch sẽ, thanh tịnh

- Sẵn sàng tham gia các hoạt động rước lễ và vui chơi trong ngày hội

- Chuẩn bị các điều kiện mời khách chiêm bái lễ hội tại cộng đồng và tại gia đình.

3. Chuẩn bị về địa điểm tổ chức lễ hội

Ban quản lý di tích cùng những người trông coi đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch chuẩn bị bao sái ban thờ, đồ tế tự, kiệu lọng; dọn dẹp di tích, làm vệ sinh sạch sẽ khuôn viên đền, cắt tỉa cây cối…

Dân làng dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực tiến hành lễ lấy đất, lấy nước và đường làng, ngõ xóm, nơi đoàn rước sẽ đi qua.

Ban quản lý di tích và người dân thống nhất chọn một khoảnh đất đẹp, có thể vườn phía trước đền để tiến hành nghi thức rải đất và tưới nước thiêng.

4. Chuẩn bị lễ vật

Cỗ chay: Trước Tết Nguyên đán, Trưởng thôn/xóm chịu trách nhiệm thông báo cho dân làng nội dung cụ thể về việc: đóng góp, chuẩn bị cỗ, phục vụ bếp núc, đón tiếp khách trong những ngày diễn ra lễ hội.

Dân làng đóng góp gạo, mật để cùng làm bánh chay lễ thánh; họp bàn để chọn 5 thanh niên trai chưa vợ, 5 cô gái chưa chồng để cắt cử việc xay, giã bột (nam) và làm các loại bánh (nữ), bao gồm: Bánh nẳng (bánh tro); bánh dày; Bánh mật; bánh uôi: có lá gói lại; Bánh rán mật; Bánh bìa: bột nếp cán và hấp lên; Bánh chè lam: thóc nếp rang thành bỏng nổ rồi giã, trộn mật rồi cán mỏng; Bánh khảo: bột và mật trộn với nhau, cán thành bánh, cắt nhỏ và dùng giấy gói lại; Bỏng nổ: trộn mật, nắm hình trọn to như quả bưởi.

Các loại bánh làm xong được được chia thành 8 phần và đặt vào 8 chiếc mâm bồng và đưa lên đền từ chiều mùng 6. Số bánh còn lại làm nhỏ để đặt vào các mâm cỗ mặn.

Cỗ mặn: Cỗ mặn cần chuẩn bị cả hai loại: cỗ đại hạ và cỗ thờ. Cỗ đại hạ là cỗ để trai đinh cùng phường chạ ăn tại chỗ sau khi lễ. Cỗ thờ ngoài mục đích để cúng còn là cỗ thi tài nghệ làm cỗ, xếp cỗ của các làng trong xã nên cần bày biện đẹp mắt để dân làng và phường chạ cùng chiêm bái. Cần có đánh giá xếp loại cỗ dâng Thánh.

Cắt cử: 01 nhóm người để lựa chọn và chế biến lợn quay cả con từ chiều đến đêm hôm trước cùng xôi ngũ sắc; 01 nhóm chuẩn bị 12 con cá chép đều nhau, để cả vây, vẩy, sau đó mổ và làm sạch để nướng. Sáng hôm sau, bày biện cùng các món khác để hoàn thiện mâm lễ cúng.

5. Chuẩn bị dựng cây nêu – trục âm dương nối trời và đất.

Cắt cử: 01 nhóm thanh niên đi chặt cây tre cao khoảng 5m để làm cây nêu. Khi chặt và mang về, tuyệt đối không để cây tre chạm đất. Khi chôn cây nêu, ngọn của cây phải quay về hướng Đông – hướng mặt trời mọc với ý nghĩa mang lại sinh khí cho cộng đồng.

Thày mo Mường và đoàn tùy tùng thực hiện nghi lễ cúng dựng cây nêu để nối thông âm dương (Thày mo cầm chân hương, Đệ tử gõ chiêng trống to, não bạt, thả gạo muối).

II. PHẦN NGHI LỄ

1. Lễ cáo yết

- Thời gian: sáng sớm mùng 6 tháng Giêng.

- Địa điểm: tại đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch

- Chuẩn bị: Theo lệ của làng (01 con gà trống luộc chín, 01 mâm xôi, rượu, trầu cau, tiền vàng, bánh, hương, hoa quả…)

- Thành phần: Ban tổ chức lễ hội; Ban quản lý Đền; thầy mo, chủ tế, 2 phó tế, trưởng thôn/bản; già làng…

- Thực hiện:

Thầy mo chủ trì lễ cúng cáo yết, trình với đức Thánh Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch về việc dân làng sẽ tổ chức Tế lễ sự thần và tổ chức lễ hội.

Quy trình và nội dung lễ cúng cáo yết được tiến hành theo thông lệ của làng.

(Sau 1 tuần hương, 1 tuần rượu, thầy mo khấn nói rõ lý do của cuộc Đại tế và xin phép tổ chức lễ rước đất, rước nước về đền).

2. Lễ rước nước và rước đất

- Thời gian: ngay sau khi kết thúc Lễ cáo yết

- Địa điểm: Từ đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch ra Miếu thờ cũ (tại vườn gia đình ông Lê Văn Luận) qua Ao làng rồi quay về đền.

- Thành phần: các đoàn rước, Ban tổ chức lễ hội; cùng nhân dân các xã, thị trấn.

- Chuẩn bị:

+ Cây nêu bằng ngọn tre cao 5m dựng trên khu đất màu mỡ

+ Phướn đỏ 01 chiếc treo trên đỉnh cây nêu, trên viết chữ LỆNH

+ Thày cúng và đội thực hành nghi lễ dựng cây nêu

+ 02 Bộ áo Mường (01 cô cầm xẻng, 01 cô bê âu sành đựng đất)

+ 01 gáo tre (bương/vầu) múc nước, cán tre buộc vải hoặc sơn đỏ

+ 08 ống bương đựng nước

+ 15 Cờ hội

+ 05 cờ ngũ hành

+ Đội trống rước: 01 cái, 05 trống con, 01 lệnh (khẩu), 02 não bạt

+ 01 hương án sơn son

+ 01 bộ Bát bửu (08 chiếc)

+ 01 kiệu rước đất (sơn son)

+ 01 ang bằng gỗ sơn son (đựng đất lễ)

+ 03m vải điều phủ lên ang đựng đất và ống nước

+ 01 xẻng sắt cán sơn son

+ 04 bộ trang phục thiếu nữ Mường (gánh nước)

+ 01 vòng tre quấn vải đỏ (Đường kính 50cm)

- Thực hiện: Các đoàn rước tề tựu đông đủ trước sân đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch. Nổi ba hồi chiêng trống để thông báo với Trời - Đất ngày hôm nay dân làng mở hội, rước đất, rước nước về đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch dự hội để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, dân làng may mắn bình an. Hành lễ nên theo lệ xưa, đánh chiêng trước, trống sau vì tiếng chiêng như tiếng gọi thông linh, mở cửa trời; tiếng trống đồng nhất với tiếng sấm để cầu nước.

Các đoàn rước rời đền đi về phía Miếu thờ cũ rước đất theo thứ tự:

+ Đi đầu đoàn rước là 01 Cờ Tổ quốc và 10 cờ “chuối đỏ” đi theo, sau đến cờ thần, CỜ VÀNG, cờ ngũ phương ngũ hành, trống chiêng, thanh la, não bạt để đuổi ma quỷ và thông linh trời đất, CỜ ĐỎ đi sau; Tiếp đến là kiệu long đình, có bát hương linh thỉnh từ Đền, bát âm bát bửu, rồi đến đoàn rước đất, rước nước. Đoàn rước đất gồm 2 cô gái Mường, một cô cầm xẻng, một cô bưng âu sành. Đoàn rước nước gồm 4 cô gái người Mường, gánh ống bương xanh, buộc mảnh vải đỏ ngang phần trên thân ống (có buộc dây mây quanh ống làm quang gánh).

+ Tiếp đến là đoàn đội các mâm lễ để dâng thần linh: 01 mâm quả còn, bên trong các quả còn đựng các loại hạt giống, 01 mâm xôi ngũ sắc, 01 con gà trống luộc, 01 mâm hoa quả, 01 mâm sản vật của dân làng sản xuất trong năm. Tiếp đến là chủ tế, phó tế, bồi tế, thày mo và đoàn tùy tùng cúng cây nêu. Lãnh đạo địa phương, những người có uy tín, nhân dân và du khách thập phương về đền dự hội đi tiếp theo sau.

Đoàn rước đất đến khu vực Miếu thờ cũ (tại vườn gia đình ông Lê Văn Luận) dừng trước Miếu. Chủ tế thắp hương ở miếu thờ, làm lễ cáo yết lên trời đất, Sơn thần, Thổ địa cùng chư vị thánh thần đương cai nơi Sơn phủ, Địa phủ cho dân làng được rước đất thiêng về đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch cúng lễ. Khi khấn xin rước đất xong, chủ tế gieo quẻ âm dương, được mới tiến hành lấy. Bài khấn như sau:

A dê dế da dá!

Kính lạy Sơn thần, Thổ địa cùng chư vị thánh thần đương cai nơi Sơn phủ, Địa phủ!

Hôm nay, ngày mồng 7 tháng giêng tức ngày….tháng……năm………

Mo tôi là: …………….. cùng chính quyền và toàn dân ngụ tại Thanh Hóa tỉnh, Lương Chánh châu, Đồng Lạc xã nay là Chiềng Khạt thôn, Đồng Lương xã, Lang Chánh huyện, Thanh Hóa tỉnh, Việt Nam quốc. Theo lệ truyền thống đã được dân làng, trăm họ cắt cử về đây cúi xin các Quan Ngài mở tâm, khai lộ cho toàn dân chúng con thụ hưởng phúc phận, rước linh địa về thượng Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch để khởi hành lễ hội xuân Giáp Thìn.

Chúng con thành tâm hành thiện, cúi mong các Quan Ngài rộng lòng phù trợ cho Giáp Thìn tân niên: nhân khang, vật thịnh thọ hưởng thái bình, thịnh trị.

Cẩn cáo!

Sau bài khấn, thầy mo trao cây xẻng lấy đất cho người được cử ra lấy đất (là người có uy tín trong Nhân dân, có kinh nghiệm trong sản xuất). Đất được lấy bằng xẻng, người lấy đất xúc ba xẻng đất màu mỡ đặt vào âu sành. Âu sành đựng đất thiêng sau khi lấy xong được phủ đậy bằng miếng vải đỏ tượng trưng cho sinh lực của trời đất. Hai cô gái Mường (một cô cầm xẻng lúc này chuyển sang đỡ âu sành) trong trang phục truyền thống quỳ gối, 2 tay trịnh trọng đỡ âu sành để người có uy tín dùng xẻng lấy đất đặt vào âu. Lấy đất xong, người có uy tín dùng hai tay cầm ngang cán xẻng vái 3 vái rồi đưa xẻng cho cô gái Mường. Đoàn rước khởi hành về nơi lấy nước tại Ao làng.

Đoàn rước đất đến khu vực Ao làng, dừng trước thềm lối xuống bậc cầu ao. Chủ tế thắp hương, làm lễ cáo yết lên trời đất, Thủy vương cùng chư vị thánh thần đương cai nơi Thoải phủ cho dân làng được rước nước thiêng về đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch cúng lễ. Khi khấn xin rước nước xong, chủ tế gieo quẻ âm dương, được mới tiến hành lấy. Bài khấn như sau:

A dê dế da dá!

Kính lạy Thủy vương cùng chư vị thánh thần đương cai nơi Thoải phủ!

Hôm nay, ngày mồng 7 tháng giêng tức ngày….tháng……năm………

Mo tôi là: …………….. cùng chính quyền và toàn dân ngụ tại Thanh Hóa tỉnh, Lương Chánh châu, Đồng Lạc xã nay là Chiềng Khạt thôn, Đồng Lương xã, Lang Chánh huyện, Thanh Hóa tỉnh, Việt Nam quốc. Theo lệ truyền thống đã được dân làng, trăm họ cắt cử về đây cúi xin các Quan Ngài mở tâm, khai lộ cho toàn dân chúng con để thụ hưởng phúc phận, rước linh thủy Ao làng về thượng Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch để khởi hành lễ hội xuân Giáp Thìn.

Chúng con thành tâm hành thiện, cúi mong các Quan Ngài rộng lòng phù trợ cho Giáp Thìn tân niên: nhân khang, vật thịnh thọ hưởng thái bình, thịnh trị.

Cẩn cáo!

Thầy mo bước xuống cầu tre của Ao làng và đứng trên bè, thả vòng tròn tre cuốn vải đỏ xuống ao (trước khi lễ hội diễn ra 10 ngày, bản mường tổ chức đóng bè và cầu tre 3 nhịp ra bè để đứng lấy nước). Thầy mo trao gáo múc nước cho người được chọn từ trước đứng dưới bè múc nước (là người có đạo đức, gia đình đầy đủ, có uy tín trong Nhân dân, có kinh nghiệm trong sản xuất). Nước được múc bằng gáo bương hoặc các cây họ tre, cán bằng thân cây tre buộc vải hoặc sơn đỏ và múc trong phạm vi vòng tròn tre cuốn vải đỏ để lấy sinh lực, sinh khí của đất trời. 4 cô gái trong trang phục Mường truyền thống gánh từng cặp ống bương (2 ống bương) theo thứ tự phân công, lần lượt đi xuống cầu ao, ra bè đón, hứng nước thánh. Người múc nước đổ vào hai ống bương to tượng trưng cho ống Bố (7 gáo) và ống Mẹ (9 gáo), khi 2 ống to này đầy thì đổ tiếp vào 6 ống bương còn lại.. Các ống bương miệng vát, thân ống được quấn dây rừng. Sau đó ống nước được bịt lại bằng vải màu đỏ để cầu mong sự may mắn, tốt lành. 4 thiếu nữ Mường dùng đòn gánh tre để gánh các ống bương đựng nước về đền.

Nghi lễ rước đất, rước nước của đồng bào Mường ở Lang Chánh mang ý nghĩa cầu xin Mẹ đất, Mẹ nước phù hộ cho đất đai luôn màu mỡ, cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp người dân trong vùng có đủ nước và đất đai mầu mỡ để sản xuất làm ăn, cho cuộc sống quanh năm no đủ. Nghi lễ này nhằm tưởng nhớ đến Thánh Lê Phúc Hoạch, người có công phù giúp vua Lê Thái Tổ đánh thắng giặc Minh xâm lược giữ yên bờ cõi giang sơn. Hơn thế nữa, ông còn phát tâm công đức cứu tế dân nghèo qua khỏi nạn đói kém, thiên tai mang đến cho người dân làng Chiềng Khạt cuộc sống ấm no, thái bình.

Sau khi lấy nước và lấy đất, chủ lễ làm lễ cảm tạ trời đất, Thủy vương, Sơn thần, Thổ địa cùng chư vị thánh thần đã ban linh địa, linh thủy cho con dân làng Chiềng Khạt, cho bách tính gần xa một năm mới may mắn no đủ và xin rước về đền. Nội dung bài khấn như sau:

A dê dế da dá!

Kính lạy Thủy vương, Sơn thần, Thổ địa cùng chư vị thánh thần đương cai nơi Thoải phủ, Sơn thần, Địa phủ!

Chúng con xin cảm tạ thâm ân, quảng đức của chư vị Thủy thần, Thổ địa, Sơn thần của các quan ngài đương cai đã ban linh địa, linh thủy cho con dân làng Chiềng Khạt và bách tính gần xa. Nay đến giờ thiêng xin các Quan Ngài cho chúng con được rước linh địa, linh thủy về Thượng Đẳng Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch từ. Cúi mong các Quan Ngài phát tâm vo tròn quả phúc phù trợ cho lòng thành tâm kính của chúng con muôn sự hanh thông.

Đoàn rước nước, rước đất trở về cũng theo thứ tự khi đi, riêng có CỜ ĐỎ chuyển lên đi trước, CỜ VÀNG đi sau, rồi tập trung tại sân Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch để làm các nghi thức cúng lễ. Chủ tế thực hành nghi lễ xin đưa nước thiêng, đất thiêng vào Đền chính, nội dung như sau:

A dê dế da dá!

Kính lạy đức Thổ địa, Sơn Thần, kính cáo anh linh Đức thánh Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch!

Hôm nay, mồng 6 tháng Giêng, Giáp Thìn niên

Mo tôi là: ……., cùng toàn dân ngụ tại Chiềng Khạt thôn, Đồng Lương xã, Lang Chánh huyện, Thanh Hóa tỉnh, Việt Nam quốc, cùng muôn dân bách tính gần xa xin kính cáo Thổ địa, Sơn Thần, kính cáo anh linh Đức thánh Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch, đồng kính cáo chư vị thánh, thần đương cai Giáp Thìn niên.

Hôm nay, cát nhật, thời thiêng, con dân làng Chiềng Khạt cùng bách tính thập phương đã được ban linh địa, linh thủy nơi Ao làng đã rước về tới tiền đền. Xin các Quan Ngài cho rước linh địa, linh thủy vào chính điện.

Sau khi kết thúc bài bài cúng, thầy mo và đoàn tùy tùng đi 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ quanh cây nêu để tạo sự chuyển động mang ý nghĩa về sự sinh sôi, nảy nở. Cây nêu được dựng ở sân phía đông Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch.

Các mâm tiến lễ của các đoàn phường, được đặt trang trọng lên hương án phía trước cửa Đền.

Nước và đất được chủ tế rước đặt vào trong hậu cung trước bàn thờ của đền. Nước thiêng được dùng cho Lễ mộc dục (tắm bài vị, tượng thánh) vào rạng sáng ngày hôm sau và cho vào bát để thờ. Nước dùng cho lễ mộc dục không hết sau đó sẽ mang ra tưới vào gốc các cây thiêng to trong khu đền. Đây là nước của Thánh, mang sinh lực của trời đất, nhằm mong cây cối được thần linh bảo trợ để sinh sôi, phát triển. Cây như đại diện cho sự sống của muôn loài muôn vật trong vùng nên hành động tưới nước thiêng cho cây là mong được Thánh ban sinh lực cho dân làng, cho cây trồng luôn xanh tươi, vật nuôi phát triển. Phải có một mảnh đất (tượng trưng, không cần to) để sau đó có tục rải đất và tưới nước, mang tính nghi lễ, chỉ cần một chén đất và một chén nước). Cần chuẩn bị khoảnh đất thiêng ở trước cửa đền để tưới nước và rải đất thiêng sau khi đã được làm lễ. Cắt cử người có uy tín, gia đình có đầy đủ nếp tẻ, con cháu đề huề để rải đất và nước thiêng trên khoảnh đất dã chọn. Đất thiêng được chia nhỏ vào các túi vải đỏ, làm lộc phát cho dân và những nhà công đức…

3. Lễ Mộc Dục

- Thời gian: nửa đêm về sáng ngày mùng 7 tháng Giêng.

- Người thực hiện: 01 người (nam) trong Ban quản lý di tích và 02 người (nam) trông coi Đền (là những người có đạo đức tốt, gia đình quang quẻ, con cháu hiền lành,…).

Nửa đêm ngày mùng 6 sáng mùng 7 tháng Giêng, dân làng tổ chức lễ mộc dục để tắm bài vị đức Thánh. Bài vị đức Thánh được tắm hai lần nước. Lần thứ nhất bằng nước do làng rước về từ Ao làng, lần thứ hai bằng nước ngũ vị hoặc nước trầm. Dùng mảnh vải đỏ để làm khăn tắm. Sau khi bài vị Ngài được tắm xong, nước thơm được giữ lại để các vị chức sắc, hương lão nhúng tay, xoa vào mặt gọi là “hưởng ơn Thánh”. Mảnh vải đỏ bịt ống nước và khăn tắm được xé nhỏ chia cho dân làng “lấy phước”, cầu mong may mắn, an lành, hạnh phúc.

4. Lễ rước lễ vật vào đền

- Thời gian: sáng ngày mùng 7 tháng Giêng

- Người thực hiện: các đoàn rước

Mùng 7 chính lễ, đúng giờ Thìn, người dân các làng tổ chức lễ rước cỗ chay và cỗ mặn vào đền để làm lễ dâng hương tế Thánh.

Khi ông thủ chỉ nổi trống ra lệnh mọi người rước cỗ vào đền. Đoàn rước đi theo thứ tự: Đi đầu là hai quan viên mặc áo thụng cầm hai lá cờ đỏ và vàng; tiếp theo là dàn nhạc lễ. Sau đoàn nhạc là Đoàn cỗ chay gồm 8 người bê chiếc mâm bồng (mỗi mâm là 1 phần bao gồm Bánh bìa, bánh vôi, bánh chè lam, bánh khảo, bánh rán, bỏng nổ); sau đến Đoàn cỗ mặn, gồm 2 thanh niên khỏe mạnh khiêng lợn quay xôi ngũ sắc. Đi theo là tám quan viên mặc áo dài xanh đen, đội các mâm cỗ thờ gồm hương, hoa, phẩm, oản, quả, nến… đi thành hàng đôi.

Các đoàn rước bắt buộc mặc trang phục và trang sức truyền thống của người Mường hoặc tùy theo các tộc người đến dâng lễ. Tất cả tiến lên sân của đền Trung thì dừng lại chuẩn bị thực hành dâng lễ vật.

5. Cúng mo dâng lễ vật

Lễ cúng dâng lễ vật được bắt đầu sau khi rước cỗ vào đền, cùng với lễ tế đây là một trong hai nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch. Thầy mo cùng hai người tùy tùng quỳ lạy rồi ngồi trên chiếu trước bàn thờ thực hành nghi lễ cúng dâng lễ vật do cộng đồng và các gia đình thành tâm sửa soạn.

Thành phần gồm: thầy mo, 2 người tùy tùng phụ cúng. Tất cả đều phải mặc trang phục truyền thống của mo Mường.

Trải 3 chiếu thành 1 hàng ngang trước ban thờ chính và 2 ban thờ 2 bên tả hữu. Chiếu thứ nhất liền với bàn thờ chính là nơi thầy mo và 2 phụ cúng hành lễ cúng dâng lễ vật. Chiếu thứ hai và chiếu thứ ba là chỗ ngồi chầu của đại diện chính quyền địa phương và cộng đồng. 2 phụ cúng ngồi sát hai bên thầy mo. Chấp sự đứng thành hai hàng bên phải và bên trái từ 2 cửa tả hữu ra đến ngoài sân đền đảm nhận việc thượng, hạ lễ vật trước và sau lễ cúng. Chọn 1 nam, 1 nữ thanh niên trong trang phục truyền thống của người Mường đứng sát với 2 bên ban thờ tả hữu để đón nhận mâm lễ vật đảm nhận trách nhiệm thượng hương và dâng rượu, dâng nước.

Diễn trình chi tiết cúng mo dâng lễ vật

- Đánh ba hồi 9 tiếng chiêng và trống.

- Ban nhạc tấu nhạc Lễ trước khi vào hành lễ.

- Thầy mo cùng đoàn tùy tùng đi từ sân đền tiến vào trước bàn thờ, rồi về vị trí hành lễ.

Thầy mo chấp tay lạy rồi cất lời cúng dâng lễ vật:

A dê dế da dá!

Cả lòng tôi mời, hôm nay, có việc mới dám kêu,có chuyện mới dám gọi, về mời ông về ăn chơi, ăn thăm chứng giám , mới dám gọi đến tên của ông.

Thổ công, long mạch, ở đất Chiềng Khạt, vui tai lắng nghe, tiếng mo tôi, mời lấy ông, hôm nay ngày lệ làng, con dân thầy, tớ, bày mâm, có trái bánh, rượu thịt, mo tôi mới dám đi gọi, đi mời, nhà ngài tới ăn cỗ, ngài không nên đi một mình, không nên bênh một người, phải gọi quân lính, đầy tớ cùng ăn uống, chứng giám, ông nghe thấy tiếng đó, đã gọi lấy quân lính, đầy tớ đã đi khắp các chốn, ông đi trước ,quân lính, đầy tớ mới bước theo sau, ở trong cửa trong nhà, đi ra ngoài ngoài cổng, ra bờ ròa, đi qua qua bến nước, qua mó nước uống, ngài ngồi nghỉ ngơi cho khỏe rồi còn phải đi, mo tôi còn phải đi mời lấy thành hoàng bản thổ, đến ăn chứng giám.

A cả lòng tôi mời, hôm nay có việc mới dám gọi, có chuyện mới dám thưa, dám mời đến linh hồn của ông, mới dám gọi đến tên của ông. Là một vị tướng, cùng các thành hoàng bản thổ ở đất Chiềng Khạt, ông nghe thấy tiếng mo tôi, về chứng giám, hôm nay ngày lễ của làng, của mọi người sắm bánh , trái, rượu thịt, có mâm mo tôi mới dám mời đến ngài về ăn mâm cơm để chứng giám, ông không nên đi một mình, không nên đến một nhà, ngài nghe thấy lời mo tôi, ngài gọi quân lính, đầy tớ đã tập trung đông đủ, ngài mới dậy đi trước, quân lính, đầy tớ bước theo sau, ở trong nhà, đi ra ngoài cửa, ra ngoài sân chơi, đi ra ngoài cổng, ngoài bờ rào, thổ công long mạch, thành hoàng bản thổ, ngài ngồi nghỉ ngơi, khỏe chân còn phải đi, khỏe miệng còn phải mời, sơn thần chúa núi, bốn phương ở đất Chiềng Khạt, đến ăn chứng giám.

A cả lòng tôi mời, hôm nay có việc mới dám mời, có chuyện mới dám thưa, mời các vị cùng về, ngài sơn thần chúa núi, bốn phương Chiềng Khạt đến ăn chứng giám, ngài không nên đi một mình, phù hộ một người, phải gọi lấy quân lính, đầy tớ, đến để ăn uống chứng giám và phù hộ cho nhân dân, ngài nghe thấy tiếng mo tôi kêu gọi, đã gọi đủ quân lính, đầy tớ, ngài đứng dậy đi trước, quân lính và đầy tớ bước theo sau, về trong cửa trong nhà, đi ra ngoài cửa, đi ra ngoài cổng, đi ra bờ rào, thổ công long mạch, thành hoàng bản thổ, các vật cúng đã đầy đủ, ngài còn nghỉ ngơi cho khỏe chân, mo tôi còn phải đi mời đi gọi vì ngài là Đô Đốc Quận Công Lê Phúc Hoạch, ngài về đền để ăn đồ của người dân mang đến, ngài về ăn thăm và phù hộ cho nhân dân.

A cả lòng tôi mời, vì ngài là Quận Công, nhà ngài còn có ở trong nhà đền hay không, hay còn đang đi xem việc quan ở nơi cung đường, hay còn đi luyện binh, luyện tướng, nghe gọi đến tai, nhắc đến tên đến hiệu, ngài nghe thấy thì trở về, về nơi ngài ăn, về nời ngài ở, ngài đi chơi yên lãng, phải mặc áo thay quần chỉnh tề, có ngựa đen ngựa, trắng cùng đi, ngài không nên đi một mình, phù hộ một người, ngài phải gọi lấy quân lính, kể hầu người hạ, vì nhà ngài đã nghe thấy tiếng gọi về ăn chứng giám, ở trong nhà trong cửa, đi ra ngoài cổng, ra ngoài sân, lên ngựa vàng ra ngoài cổng qua bờ rào, bốn vong đi qua, ba vong đi lại, qua cánh cổng bờ rào, đi theo cơn mưa rì rào, đi theo cơn gió rì rầm, về đến đất linh thiêng, về đến đất chiềng khạt, về qua mó nước đầu nguồn, thổ công long mạch, thành hoàng bản thổ, sơn thần bốn phương, dậy đưa tay chào, ngài đi qua bến sông, ngài đi qua bến nước, thổ công long mạch, thành hoàng bản thổ, rồi mới dậy đi trước,mới ra đón ngài, vì ngài Quận Công mới dậy bước theo sau, về qua vùng đất thân quen, qua làng qua bản, bốn mươi nhà bên dưới không nên đi qua, ba mươi nhà bên trên khôn nên đi lại, ngài đi về nơi nhà đền, đi đến cổng và bờ rào, đi đến khu sân vườn rộng, bước chân lên nhà, lên thẳng nơi Án thư, ngồi uy nghiêm ở đó.

XIN ÂM DƯƠNG (gieo quẻ xem thánh và các thần linh đồng ý chưa)

Hôm nay là ngày mùng 7 tháng giêng, luật lệ hàng năm, thôn bản, nam nữ tử tôn, sắm lễ đầu xuân năm mới để dâng lên ngài và các vị thần, gồm có lợn, gà, vịt, cá, và hương hoa quả thực, xin ngài và các vị thần chứng giám, phù hộ độ trì cho làng, xã, nam nữ tử tôn làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nạn qua tai khỏi, an khang thịnh vượng, người già sông khỏe và lâu, con cháu học hành thành tài, gia đình yên ấm, tránh hết mọi tai ương, bình thản làm ăn.

Thương lai yêu tỏa, châm ngôn tuyên dương, rẫy cách chúng đặng kiền thành thưởng hương hoa quả thực nghi phi đồng, đồ thân phỏng hiến phả liệt la ma hương hoa, lễ nghi phỏng hiếu, vô lượng nhận diên nhất thiết cúng phả thi pháp giới, chưa quần xinh, nhược dây hương hoa, phổ cúng giàng dy năng thành tựu phật công đức, ốm nga nga nặng tam ba, phả nhật nhiệt la học, nam vộ phổ cùng giàng.

Bài cúng được thầy mo thực hành 3 lần. Sau mỗi lần 1 nam 1 nữ thanh niên Mường tiếp tục rót rượu và nước trên các chén được bày sẵn trên các bàn thờ.

Kết thúc lễ cúng dâng lễ vật, 1 nam 1 nữ thanh niên hạ các mâm lễ vật của các gia đình chuyển giao cho 2 hàng chấp sự đặt ra các bàn lễ vật ngoài sân đền. Thầy mo cùng đoàn tùy tùng đứng dậy chuẩn bị thực hành nghi lễ đại tế.

6. Đại tế

Lễ Đại tế được bắt đầu sau khi lễ cúng dâng lễ vật kết thúc, cùng với lễ cúng dâng lễ vật đây là một trong hai nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch. Đoàn tế đi từ sân rồng lên theo bên phải của người tế và xuống bên kia. Việc di chuyển này có thể gắn với tục thờ mặt trời, cầu sinh lực và sức khỏe cho nhân an vật thịnh, mùa màng tốt tươi.

Thành phần gồm: 1 chủ tế, 2 phó tế, 1 đông xướng, 1 tây xướng, 4 chấp sự, 4 bồi tế, 2 nội tán. Tất cả đều phải mặc áo thụng, đội mũ tế, đi hài;

Chủ tế: làng chọn một người đàn ông cao tuổi, đạo đức tốt, quang quẻ (không có tang), có gia đình yên ấm, con cháu đủ trai gái, làm ăn giỏi, được dân làng tín nhiệm. 02 phó tế cũng được dân làng chọn tiêu tiêu chí trên, giữ vai trò hỗ trợ chủ tế thực hành nghi lễ. 4 bổi tế luôn ở vị trí chiếu sau cùng (ngoài cùng tính từ hương án) giữ vai trò bồi thêm cho phong phú, tăng sự hào hùng, trang nghiêm cho cuộc tế.

Trang phục: Ban tế thống nhất lễ phục: Hiện nay, trong đền vẫn còn lưu một số lễ phục từ xưa nên sẽ phục dựng theo nguyên mẫu.

Chủ tế mặc áo có đính bổ tử hình rồng ở ngực và vai.

Đông xướng và Tây xướng mặc áo khăn mũ màu xanh lam, 2 phó tế, 4 chấp sự và 4 bồi tế mặc áo đen, quần thụng màu trắng, đi hài cùng màu với y phục.

Trải 4 hàng chiếu trước ban thờ, cái nọ nối tiếp cái kia.

Chiếu thứ nhất: là chiếu thần vị, trải liền với hương án (bàn thờ) là nơi để dâng rượu và khấn. Chỉ có chủ tế mới được đặt chân khi lên hành lễ.

Chiếu thứ hai: là chiếu chủ tế ẩm phúc, thụ tộ. Tức là nơi để chủ tế lên hưởng lộc thánh ban.

Chiếu thứ ba: là chiếu mạnh bái, tức là chỗ đứng của chủ tế mỗi khi hành lễ ở hai chiếu trên xong. Phó tế luôn theo sau hai bên (tả hữu) chủ tế (đứng cùng chiếu nhưng thấp hơn chủ tế).

Chiếu thứ tư: là chiếu bồi tế, tức là chỗ đứng của 4 bồi tế.

Chấp sự đứng thành hai hàng bên phải và bên trái.

Nội tán đứng 2 bên sát với ban thờ.

Tất cả động tác của chủ tế, phó tế, bồi tế, chấp sự trong khi tế đều do Đông xướng và Tây xướng hô to nhắc nhở.

Diễn trình chi tiết Đại tế

Đông xướng:

1. Khởi chinh cổ (Nổi chiêng trống: Đánh 3 hồi, chiêng trước, trống theo sau, đánh xen kẽ).

2. Nhạc sênh tựu vị: Ban nhạc vào vị trí

3. Củ soát tế vật: Kiểm tra lễ vật cúng. chấp sự dẫn chủ tế vào ban thờ kiểm tra lễ vật cúng xem đủ chưa? (chấp sự đứng bên bàn Đông xướng cầm cây đèn/cây nến dẫn Chủ tế theo cửa bên trái vào chính điện. Đi đến ban thờ chính, chấp sự dừng lại, Chủ tế tiến đến cầm bình rượu rót vào 3 ly trên ban thờ. Sau đó, chấp sự tiếp tục dẫn Chủ tế theo cửa bên phải trở về vị trí với kiểu đi thước thợ - Thăng Đông, Giáng Tây).

4. Chấp sự giả các tư kỳ sự: Chấp sự chỉnh đốn áo vào lễ. Hai chấp sự vào vị trí ở hai bên. NhữngChấp sựai được cắt cử phụ trách gì thì vào vị trí ấy.

5. Tế chủ dữ chấp sự giả các nghệ quán tẩy sở: Chủ tế, phó tế và các chấp sự lần lượt đi đến chỗ rửa tay. (Đi hình thước thợ).

6. Quán tẩy: Rửa tay. Chủ tế, phó tế rửa tay tại chậu nước. Chậu nước và khăn được đặt trên Cây quán tẩy(cái giá để đựng chậu nước) được đặt phía dưới gần với Tây quả (phía Tây xướng)

7. Thuế cân: Lau tay. Chủ tế lấy khăn lau tay.

8. Chủ tế tựu vị: Chủ tế vào vị trí chiếu thứ 3. 2 phụ tế theo sau. Lúc này các chấp sự cũng trở về vị trí của mình.

9. Bồi tế tựu vị: Bồi tế vào vị trí chiếu thứ 4.

Chính lễ:

Đông xướng:

1. Thượng hương: Tả (bên đông) Chấp sự đốt hương trao cho Chủ tế. Chủ tế đưa hương lên trán vái 1 vái (các phó tế vái theo) rồi trả cho chấp sự. Chấp sự bên đông tiến lên chuyển cho nội tán bên trái cắm hương vào bát hương trên ban thờ. Chấp sự bên Tây bưng theo cơi trầu bước song song với chấp sự bên đông đưa cho nội tán bên phải vào đặt lên ban thờ. Sau đó, cả hai chấp sự đi lùi ra cửa (đông đi bên trái, tây đi bên phải rồi quay người trở về chỗ cũ).

2. Nghinh thần cúc cung bái: Chủ tế, 2 phó tế, các bồi tế quỳ bái. Đầu gối quỳ, 2 tay đặt ngửa sát đất, các ngón tay đan vào nhau, thân người cúi rạp xuống, trán chạm vào lòng bàn tay. Các bồi tế ngoài sân cũng bái theo.

Tây xướng

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 2.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 3.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 4.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bình thân phục vị(Chủ tế, phụ tế quay về chiếu của mình. Các bồi tế không di chuyển nên vẫn đứng tại chỗ)

Đông xướng:

1. Hành sơ hiến lễ: Dâng rượu lần đầu. Chủ tế, 2 phó tế, các bồi tế quỳ xuống. Hai chấp sự đem 2 khay (1 khay đựng 3 ly, 1 khay đựng nậm rượu) tiến đến quỳ gần chủ tế. (2 chấp sự hướng mặt về phía chủ tế tạo thành góc vuông với hướng mặt của chủ tế).

2. Chước tửu: Rót rượu. Hai chấp sự bưng khay cho Chủ tế rót rượu vào 3 ly.

3. Nghệ hương án vị tiền: Hai phụ tế theo Chủ tế lên chiếu nhất.

4. Quỵ: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ cả xuống

5. Tiến tửu: Chấp sự nâng đài rượu đưa cho chủ tế, chủ tế nâng cao đài rượu vái một vái rồi giao trả người chấp sự.

6. Hiến tửu: Chủ tế vái. Chấp sự nâng cao đài rượu đi hai bên, đi vào cửa nội điện, nội tán nhận và đặt rượu lên hương án. Xong trở ra về vị trí cũ.

7. Phủ phục: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ lạy.

Tây xướng:

1. Hưng: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế đứng dậy.

2. Bình thân phục vị: Chủ tế và 2 phụ tế lùi về vị trí cũ - Chiếu sau.

Đông xướng:

1. Phụng hiến lễ vật: Dâng lễ vật cúng. Hai Chấp sự đem 2 khay bánh và quả lên cho hai 2 phụ tế. 2 phụ tế bưng khay, Chủ tế vái 1 vái. 2 phụ tế trao khay lễ vật cho 2 chấp sự tiến lên đặt trên hương án, rồi đi lùi về chỗ.

2. Bái: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế bái phủ phục.

Tây xướng:

1. Hưng: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế đứng dậy

2. Bình thân phục vị: Chủ tế và 2 phụ tế lùi về vị trí cũ - Chiếu sau.

Đông xướng:

1. Nghệ độc chúc vị: 2 phụ tế theo Chủ tế lên chiếu trên, người đọc văn tế và chấp sự cùng vào đứng bên cạnh chủ tế (Chủ tế đứng giữa, người đọc bên phải, người chấp sự nâng văn tế đứng bên trái Chủ tế, phía sau là hai phó tế)

2. Giai quỵ: Tất cả Chủ tế, 2 phó tế, các bồi tế, người đọc văn tế và người chấp sự nâng văn tế đều quỳ cả xuống.

3. Chuyển chúc: Chấp sự nâng văn tế chuyển bài văn cho chủ tế. Chủ tế cầm lấy nâng ngang đầu, vái một vái rồi đưa cho người đọc văn chúc, người đọc nhận rồi vái một vái rồi dở bài văn tế ra.

4. Tuyên đọc: Người đọc Văn tế bắt đầu đọc. Đọc xong trao cho Chủ tế. Chủ tế nâng ngang đầu vái một vái, rồi trao Văn tế cho Chấp sự. (Trong quá trình đọc, nhạc và trống điểm sau mỗi câu).

5. Phủ phục: Tất cả phủ phục, quỳ lạy

Tây xướng:

Hưng: Tất cả đứng dậy.

Đông xướng:

Bái: Tất cả quỳ lạy.

Tây xướng:

Hưng: Tất cả đứng dậy.

Đông xướng:

Bái: Tất cả quỳ lạy.

Tây xướng:

1. Hưng: Tất cả đứng dậy.

2. Bình thân, phục vị: Chủ tế lùi về vị trí cũ - Chiếu sau.

Đông xướng:

1. Hành á hiến lễ: Dâng rượu lần hai. Chủ tế, 2 phó tế, các bồi tế quỳ xuống. Hai chấp sự đem 2 khay (1 khay đựng 3 ly, 1 khay đựng nậm rượu) tiến đến quỳ gần chủ tế. (2 chấp sự hướng mặt về phía chủ tế tạo thành góc vuông với hướng mặt của chủ tế).

2. Chước tửu: Rót rượu. Hai chấp sự bưng khay cho Chủ tế rót rượu vào 3 ly.

3. Nghệ hương án vị tiền: Hai phụ tế theo Chủ tế lên chiếu nhất.

4. Quỵ: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ cả xuống

5. Tiến tửu: Chấp sự nâng đài rượu đưa cho chủ tế, chủ tế nâng cao đài rượu vái một vái rồi giao trả người chấp sự.

6. Hiến tửu: Chủ tế vái. Chấp sự nâng cao đài rượu đi hai bên, đi vào cửa nội điện, nội tán nhận và đặt rượu lên hương án. Xong trở ra về vị trí cũ.

7. Phủ phục: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ lạy.

Tây xướng:

1. Hưng: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế đứng dậy.

2. Bình thân phục vị: Chủ tế và 2 phụ tế lùi về vị trí cũ - Chiếu sau.

Đông xướng:

1. Hành chung hiến lễ: Dâng rượu lần ba (cuối). Chủ tế, 2 phó tế, các bồi tế quỳ xuống. Hai chấp sự đem 2 khay (1 khay đựng 3 ly, 1 khay đựng nậm rượu) tiến đến quỳ gần chủ tế. (2 chấp sự hướng mặt về phía chủ tế tạo thành góc vuông với hướng mặt của chủ tế).

2. Chước tửu: Rót rượu. Hai chấp sự bưng khay cho Chủ tế rót rượu vào 3 ly.

3. Nghệ hương án vị tiền: Hai phụ tế theo Chủ tế lên chiếu nhất.

4. Quỵ: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ cả xuống

5. Tiến tửu: Chấp sự nâng đài rượu đưa cho chủ tế, chủ tế nâng cao đài rượu vái một vái rồi giao trả người chấp sự.

6. Hiến tửu: Chủ tế vái. Chấp sự nâng cao đài rượu đi hai bên, đi vào cửa nội điện, nội tán nhận và đặt rượu lên hương án. Xong trở ra về vị trí cũ.

7. Phủ phục: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế quỳ lạy.

Tây xướng:

1. Hưng: Chủ tế, 2 phụ tế và các bồi tế đứng dậy.

2. Bình thân phục vị: Chủ tế và 2 phụ tế lùi về vị trí cũ - Chiếu sau.

Đông xướng:

1. Ẩm phúc: Thần tài ban lộc (đồ uống). 2Chấp sựtiến vào nội điện theo nhạc tế. Nội tán phía đông lấy nậm rượu trên ban thờ, rót một chén rượu trao cho chấp sự phía đông.

2. Nghệ ẩm phúc vị: Chủ tế tiến lên chiếu thụ tộ (chiếu thứ 2) thay mặt cho dân làng nhận lộc.

3. Quỳ: Chủ tế quỳ gối (lưng thẳng) nhận chén rượu từ chấp sự phía đông.

4. Ẩm phúc: Chủ tếbưng chén rượu vái 1 vái, dùng tay áo che miệng uống 1 hơi hết ngay rồi trao lại cho chấp sự.

5. Thụ tộ: Nhận lộc (đồ ăn). Nội tán bên tây lấy một thứ đồ cúng như xôi, bánh hoặc miếng trầu cho chấp sự phía tây. Chấp sự trao cho Chủ tế. Chủ tếđónđàitrầu hoặc bánh hoặc miếng thịt, vái 1 vái, dùng tay áo che miệng rồi ăn 1 miếng.

6. Phủ phục: Chủ tế quỳ lạy bái tạ ơn Thần ban lộc

Tây xướng:

Hưng: Chủ tế đứng lên tại chỗ

Đông xướng:

Bái: Chủ tế quỳ sụp xuống bái

Tây xướng:

Bình thân phục vị: Chủ tế, lui về vị trí cũ - Chiếu sau.

* Lưu ý: Chỉ có duy nhất Chủ tế tiến lên chiếu thụ tộ. Lúc này các phó tế không đi theo chủ tế. Chỉ có duy nhất Chủ tế được Ẩm phúc và Thụ tộ. Nên chỉ có duy nhất Chủ tế quỳ lạy. Những tế viên khác không ăn nên không phải quỳ, lạy.

Kết thúc Lễ:

Đông xướng:

Tạ lễ cúc cung bái: Chủ tế, 2 phó tế và các bồi tế bái lạy lần 1.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 2.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 3.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bái(lạy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđều bái lạy lần thứ 4.

Tây xướng:

Hưng(đứng dậy):Chủ tế, 2 phó tếvàBồi tếđứng dậy.

Đông xướng:

Bình thân phục vị(Chủ tế, phụ tế quay về chiếu của mình. Các bồi tế không di chuyển nên vẫn đứng tại chỗ)

Phần chúc(hóa Chúc):Đem Chúc đi hóa.

Đông xướng:

Hóa chúc văn: Đốt văn tế. Chấp sự đốt văn tế. (Lúc này nhạc tế tấu lên đoạn dài cho đến khi chấp sự hóa xong văn tế.)

Đông xướng:

Lễ tất: Xong lễ. Tất cả cùng đứng dậy.

Lưu ý:

- Quá trình hành lễ, ban nhạc liên tục tấu bản Lưu thủy.

- Đông xướng đóng vai trò điều hành mọi việc tế như một người dẫn chương trình và hô: Quỳ. Tây xướng chỉ hô: Hưng hoặc Bình thân phục vị- nhắc việc đứng dậy.

6. Lễ khai mạc (MC – Phòng VHTTTT/TTVHTTTT huyện Lang Chánh)

- Chuẩn bị địa điểm khai mạc

- Đón tiếp đại biểu

- Chào cờ

- Giới thiệu đại biểu

- Trưởng ban Tổ chức lễ hội Đền Đô đốc đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch đọc Diễn văn khai mạc, giới thiệu vắn tắt ý nghĩa của Lễ hội, công tác chuẩn bị

- Lễ dâng hương của quan khách là đại biểu Trung ương, tỉnh, huyện

- Lễ dâng hương của Ban tổ chức và các xã, thị trấn

- Lễ dâng hương của người dân thập phương

* Lưu ý: Toàn bộ chương trình Lễ khai mạc do MC điều hành, kể cả lễ dâng hương sẽ được cử hành theo lời mời của MC theo thứ tự trên.

III. PHẦN TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Các trình diễn

1. Thành lập các tổ điều hành, trọng tài

2. Xây dựng nội quy các tiết mục trình diễn

3. Thành lập các tổ trọng tài

Với các trình diễn

- Trình diễn sản vật của các làng, thi mâm cơm truyền thống

- Thi văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc.

* Lưu ý: Tổ điều hành có nhiệm vụ xây dựng nội dung và điều hành chương trình

Các trò chơi dân gian

4. Thành lập các tổ điều hành, trọng tài (có sự tham gia của cán bộ TTVHTT huyện Lang Chánh)

5. Xây dựng nội quy các môn chơi

6. Thành lập các tổ trọng tài

Với các môn

- Kéo co

- Đẩy gậy

- Tung còn

- Bắn nỏ

- Đánh quay

- Bóng chuyền

* Lưu ý: Tổ điều hành có nhiệm vụ xây dựng nội dung và điều hành chương trình

IV. GIÃ HỘI

Lễ giã đám tại đền với Lễ vật là bánh dày; Bánh mật/bánh uôi: có lá gói lại; Bánh rán mật; Bánh bìa: bột nếp cán và hấp lên; Bánh chè lam: thóc nếp rang thành bỏng nổ rồi giã, trộn mật rồi cán mỏng; Bánh khảo: bột và mật trộn với nhau, cán thành bánh, cắt nhỏ và dùng giấy gói lại; Bỏng nổ: trộn mật, nắm hình trọn to như quả bưởi. Các loại bánh làm xong được được chia thành 8 phần và đặt vào 8 chiếc mâm bồng và đưa lên đền từ sáng mùng 6. Số bánh còn lại làm nhỏ để đặt vào các mâm cỗ mặn.

Cỗ mặn: Cỗ mặn cần chuẩn bị gồm rượu, thịt theo tam sanh (số lượng chỉ một mâm đại diện của cả xã)

Soạn chúc

Lễ giã đám được tiến hành như lễ đại tế, với thời gian ngắn hơn, với thành phần tế, đánh ba hồi trống và chiêng, tấu nhạc lễ, ban hành lễ tế, đọc chúc, dâng lễ như lễ đại tế.

Chủ tế và ban hành lễ

Có thể có đại diện chính quyền.

Thụ lộc

Tổng kết lễ hội: vào thời điểm sau lễ hội.



[1] Xã Đồng Lạc: Thuộc tổng Thuận Chính, châu Lương Chánh, phủ Thọ Xuân.

[2] Năm 2024 là năm đầu tiên tổ chức lễ hội theo kịch bản phục dựng nên việc tập luyện được tiến hành từ tháng 11/2023 (Âm lịch).