Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
78073

Tuyên truyền lễ hội đền thờ Lê Phúc Hoạch

Ngày 01/11/2023 00:00:00

Nhân vật thờ trong di tích: Theo một số sắc phong còn lưu giữ được, tại nhà thờ thần thôn Chiềng Khạt thờ ''Dực bảo trung hưng Linh phù Đô đốc Đài lương Quận công Tả tư đồ chi thần Lê Phúc Hoạch. Theo một số thông tin chưa chính thức từ các cụ cao niên trong thôn kể lại, Lê Phúc Hoạch là một vị tướng tài thời vua Lê Lợi, do có công phò Vua diệt giặc Minh nên được trọng dụng thăng chức, hưởng bổng lộc triều đình.

Tuyên truyền lễ hội đền thờ Lê Phúc Hoạch

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Xã Đồng Lương nằm ở phía Bắc huyện Lang Chánh cách trung tâm huyện lỵ 1km, cách thành phố Thanh Hóa 101 km về hướng tây và có vị trí địa lý như sau:

Phía Đông Bắc giáp xã Thúy Sơn , xã Thạch Lập Huyện Ngọc Lặc.

Phía Tây giáp xã Tân Phúc huyện Lang Chánh và xã Thiết Ống huyện Bá Thước

Phía Nam giáp thị trấn, xã quang Hiến Lang Chánh và Mỹ Tân huyện Ngọc Lặc.

Phía Bắc giáp xã Điền Thượng huyện Bá Thước.

Tuyến đường quốc lộ 15A chạy dọc theo địa bàn xã, với chiều dài 14km nối với các tuyến đường liên xã Đồng Lương, Quang Hiến, Giao An, Trí Nang, Tân phúc. Mạng lưới đường giao thông liên thôn được phân bố tương đối thuận lợi. Vị trí như vậy tạo điều kiện cho xã tiếp cận giao thương nhanh với thị trường trong vùng thúc đẩy quá trình giao lưu hang hóa, thích ứng với nền kinh tế thị trường

Địa hình: Xã Đồng Lương có địa hình thuộc vùng đồi núi, núi trung bình thấp, độ cao trung bình từ 200 – 500m, có các đỉnh núi cao như Pù Bằng, Bù chè. Phía đông bắc là các dãy đồi núi cao thấp xen kế tiếp nhau đến ranh giới huyện Ngọc Lặc và huyện Bá Thước. Hướng dốc thoải đều về phía tây Nam địa hình trên 80% là đồi núi phù hợp cho phát triển lâm nghiệp cũng như trang trại vườn rừng. Trên địa bàn xã còn có dãy núi đá vôi chạy dọc từ xã Điền Thượng huyện Bá Thước xuống giáp Thúy Sơn huyện Ngọc Lặc .

Phía Tây Nam địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho trồng cây lúa màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. Do đặc điểm địa hình không đồng đều đã ảnh hưởng nhiều đến việc điều tiết nước tưới và hình thành các vùng thâm canh giao thông thủy lợi phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu, thủy văn: theo tài liệu khí tượng của đài khí tượng thủy văn thanh hóa , xã Đồng Lương thuộc miền khí hậu vùng núi phía tây của tỉnh, nhiệt độ trung bình năm 20 -23 độC, nhiệt độ cao nhất 41,5 độ 5, thấp tuyệt đối vào tháng 12,1,2 mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 dến tháng 10 tập trung từ 60 -80 lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình năm là 86%, lượng bốc hơi trung bình năm 788mm.

Những thuận lợi của khí hậu thời tiết là nhiệt độ không khí trung bình hang năm cao, lượng mưa độ ẩm không khí lớn thích hợp cho thực vật, cây trồng vật nuôi phát triển.

Ngoài những thuận lợi trên khí hậu thời tiết làm bất lợi cho Đồng Lương là: lượng mưa phân bố không đều tập trung vào mùa mưa, mùa đông ít mưa khô hanh rét đậm xuất hiện sương giá thường gây ra hạn hán, mùa hè gió tây nam khô nóng thường gây cháy rừng, giông lốc bão và áp thấp nhiệt đới làm ảnh hưởng không ít đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG XÃ VÀ MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ

1. Nguồn gốc dân cư:

Dân cư xã Đồng Lương chủ yếu là người Mường sinh sống và phân bố theo từng khu vực dòng họ:

- Nhóm người Mường xã Đồng Lương gồm 2 hệ mường: Mường Trong và Mường Bi (Mường Bi có nguồn gốc từ Hòa Bình) gồm các dòng họ chính như: họ Lê, họ Phạm, họ Lương … tuy nhiên qua nhiều giai đoạn lịch sử đã có thêm nhiều các dòng họ đã được mường hóa như: họ Hà; Bùi…

Xã Đồng Lương là một vùng đất của nhiều dòng họ từ nhiều nơi khác đến sinh sống và lập nghiệp như: dòng họ Hoàng, dòng họ Phạm, dòng họ Lương, dòng họ Hà….. thuộc các nhóm người mường di cư từ các huyện các tỉnh như Hòa Bình; các huyện Thường Xuân, Huyện Ngọc Lặc….

2. Quá trình hình thành Làng, Xã:

Xã Đồng Lương được hình thành từ trước những năm 1945. Thời kỳ trước cách mạng tháng tám 1945, xã Đồng Lương thuộc tổng quang Chánh gồm có 2 mường là: Mường Chánh và Mường Khạt.

Xã Đồng Lương gồm các làng: Làng Mốc; Làng Cốc; Làng Quên; Làng Quắc; Làng Chiềng Khạt; Làng Thung; Làng Cui; Làng Xuốm; Làng Chỏng; Làng Nê; Làng Cắm.

Trước năm 1945 các làng được hình thành theo các tên gọi mà nhân dân đặt theo các sự kiện lịch sử hoặc do Tạo mường đặt tên để cai trị.

Sự hình thành làng của xã Đồng Lương đa số là do phong tục tập quán của các dân tộc và các nhóm dân cư, nhưng chủ yếu là sống tập trung dọc các triền sông, suối và các suối nhỏ thuận lợi cho việc canh tác và trồng Lúa nước.

3. Kinh tế và xã hội.

- Về kinh tế:

Trong qúa trình hình thành và phát triển xã Đồng Lương chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, lấy cây Lúa làm nguồn lương thực chính trong năm, bên cạnh đó còn làm thêm nghề phụ như khai thác lâm sản. Trong ngành sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 85% tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp- Số liệu thu thập tại cuộc tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản năm 2011).

Trong những năm qua cùng với sự phát triển và đổi mới của đất nước nền kinh tế của xã Đồng Lương đã từng bước đạt được nhiều kết quả khả quan như: Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2016 là hơn 16 triệu đồng/người/năm, các chỉ tiêu kinh tế trong năm đạt và vượt mức so với nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nền kinh tế của Đồng Lương đã từng bước được đổi mới, các dự án đầu tư cho phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao như các chương trình đầu tư theo Nghị quyết 30a của chính phủ. Nhờ vậy nền kinh tế của xã có bước phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần hàng năm.

- Về xã hội:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống văn hóa của bà con nhân dân trên địa bàn được cải thiện, các hủ tục lạc hậu được bải bỏ, thúc đẩy các hoạt động vui tết đón xuân, tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống. Nền văn hóa mang đậm đà bản sắc của các dân tộc trên địa bàn xã cũng từng bước được phát huy và gìn giữ như các làn điệu xường trong dân gian vẫn được truyền miệng qua các thế hệ, qua các lớp người của các dân tộc, thế hệ trẻ ngày càng yêu mến các làn điệu xường, khắp của dân tộc mình, đặc biệt là các làn điệu xường giao duyên giữa các cặp trai gái, xường đang, xường chúc, xường kể…..

Trong những năm qua dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lĩnh vực văn hóa - xã hội của xã đã có bước phát triển mới, bộ mặt nông thôn từng bước được cải thiện, các giá trị về tinh thần được quan tâm hơn. Tính đến nay Đồng Lương đã khai trương xây dựng làng văn hóa ở 11/11 làng và 3 cơ quan đăng ký khai trương xây dựng cơ quan có nếp sống văn hóa tốt. Được UBND huyện công nhận 8/11 làng đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện lần 1, lần 2, lần 3; và 3 cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa.

4. Một số di tích lịch sử văn hóa.

Lịch sử cách mạng Việt Nam đã từng ghi công, ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt. Những chiến công đó có thể là những sự kiện lững lẫy, nhưng nhiều khi lại là những diễn biến âm thầm, thậm chí được bắt đầu từ sự hy sinh, mất mát vô cùng lớn lao. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam được đổi bằng máu và nước mắt, chiến thắng có được nhờ ý chí quật cường của nhân dân các dân tộc ở mọi miền đất nước. Thời gian tuy đã lùi xa nhưng ký ức, giấy mực ghi lại sự kiện lịch sử mãi mãi trường tồn.

Biết lịch sử qua những di tích cụ thể là việc mà các thế hệ hôm nay và mai sau cần làm. Biết lịch sử hành hương đến các địa chỉ có di tích lịch sử cũng có nghĩa là mỗi người dân có dịp bồi đắp thêm lòng tự hào dân tộc, là tâm thế "Uống nước nhớ nguồn", là tự biết yêu thương, biết căm giận để không vô cảm với cái ác, cái phi lý còn tồn tại trong xã hội loài người.

Xuyên suốt chiều dài hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta gắn liền với các tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung – Nguyễn Huệ…

5. Đền thờ ông Lê Phúc Hoạch.

5.1. Tên dân gian thường gọi di tích: Nhà thờ thần thôn Chiềng Khạt.

Địa điểm: thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

5.2. Nhân vật thờ trong di tích: Theo một số sắc phong còn lưu giữ được, tại nhà thờ thần thôn Chiềng Khạt thờ ''Dực bảo trung hưng Linh phù Đô đốc Đài lương Quận công Tả tư đồ chi thần Lê Phúc Hoạch”. Theo một số thông tin chưa chính thức từ các cụ cao niên trong thôn kể lại, Lê Phúc Hoạch là một vị tướng tài thời vua Lê Lợi, do có công phò Vua diệt giặc Minh nên được trọng dụng thăng chức, hưởng bổng lộc triều đình. Vua Lê có ý định gả công chúa cho, nhưng do ở quê ông đã có vợ con nên Lê Phúc Hoạch từ chối và xin cấp đất để về quê sinh sống. Trong những năm sống ở quê nhà, nhân dân lâm vào nạn mất mùa, đói khổ, ông đã lấy hết vàng bạc, đất đai đã được Vua ban để cứu giúp dân thoát khỏi cảnh đói rét, chết chóc. Khi ông qua đời nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền thờ.

5.3. Hiện trạng di tích: Do trải qua các quá trình của lịch sử, nhà thờ đã bị phá hủy vào năm 1958. Do thần nhiều lần hiển linh ứng nên nhân dân thôn Chiềng Khạt đã dựng lại một ngôi nhà tranh 2 gian để làm nơi thờ tự và bảo quản các hiện vật còn lưu giữ được. Gian nhà được làm bằng gỗ Xoan và Luồng, nền đất, vách được đan bằng nan luồng trát xi măng, mái lợp bằng tranh, chiều dài của gian nhà 4,5m, rộng 3,1m, nay nhiều phần của gian nhà đã bị mối mọt.

4. Hiện vật trong di tích: Hiện nay nhà thờ còn lưu giữ được các hiện vật quý như:

- Bảy sắc phong cho phép địa phương thờ phụng do vua ban từ thời vua Duy Tân (1906).

- Hai hộp tráp bằng gỗ đựng sắc phong được sơn son thếp vàng.

- Một bộ bàn thờ tam cấp có khắc chữ Nho, một bộ Long Ngai và bộ tế lễ niên đại Vua Duy Tân gồm: Các bát hương, Mâm bồng, ấm chén, cờ lễ, roi ngựa, kiếm gỗ, các bộ quần áo tế lễ, khiêng kiệu....

- Hai bộ thủy môn, bức trướng bằng vải lụa thêu hoa văn.

Nhìn chung các hiện vật còn lưu giữ được hiện nay đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, một số hiện vật bằng vải đã bị rách, hiện vật bằng gỗ có nguy cơ bị mối mục.

5. Đất đai của di tích: Hiện nay đất đai của di tích đang được gia đình ông Lê Văn Pém là người trực tiếp trông coi các hiện vật quản lý và sử dụng. Chiều dài của khu đất 24m, rộng 20m. Tổng diện tích 480m2.

Di tích đã được Ban quản lý di tích và danh thắng Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa điều tra sơ bộ trong tổng điều tra năm 2014.

6. Các hang động và Thác thiên nhiên

Cũng giống như nhiều xã miền núi khác, Đồng Lương với đặc thù bị chia cắt bởi nhiều khe, suối nhỏ. Từ đền thờ đi về hướng bắc khoảng 1km sẽ bắt gặp thác thiên nhiên đó là thác Tải e, đi về hướng đông nam khoảng 3km sẽ là Hang sé… Vừa kì vĩ, hoang sơ tạo nên vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên của hang động và những thác nước nối nhau.

Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức thì chắc chắn sẽ là những điểm du lịch sinh thái lôi cuốn đông đảo du khách gần xa.

Từ thực tế tín ngưỡng thờ phụng cũng như tâm tư nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn xã Đồng Lương mong muốn được khôi phục, xây dựng ngôi đền đã xuống cấp; đồng thời kết hợp với việc mở đường đi đến hang động, các thác nước để nhân dân được tham quan, khai thác các tiềm năng sẳn có để phát triển du lịch trong tương lai.

UBND xã Đồng Lương rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lang Chánh.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Tuyên truyền lễ hội đền thờ Lê Phúc Hoạch

Đăng lúc: 01/11/2023 00:00:00 (GMT+7)

Nhân vật thờ trong di tích: Theo một số sắc phong còn lưu giữ được, tại nhà thờ thần thôn Chiềng Khạt thờ ''Dực bảo trung hưng Linh phù Đô đốc Đài lương Quận công Tả tư đồ chi thần Lê Phúc Hoạch. Theo một số thông tin chưa chính thức từ các cụ cao niên trong thôn kể lại, Lê Phúc Hoạch là một vị tướng tài thời vua Lê Lợi, do có công phò Vua diệt giặc Minh nên được trọng dụng thăng chức, hưởng bổng lộc triều đình.

Tuyên truyền lễ hội đền thờ Lê Phúc Hoạch

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Xã Đồng Lương nằm ở phía Bắc huyện Lang Chánh cách trung tâm huyện lỵ 1km, cách thành phố Thanh Hóa 101 km về hướng tây và có vị trí địa lý như sau:

Phía Đông Bắc giáp xã Thúy Sơn , xã Thạch Lập Huyện Ngọc Lặc.

Phía Tây giáp xã Tân Phúc huyện Lang Chánh và xã Thiết Ống huyện Bá Thước

Phía Nam giáp thị trấn, xã quang Hiến Lang Chánh và Mỹ Tân huyện Ngọc Lặc.

Phía Bắc giáp xã Điền Thượng huyện Bá Thước.

Tuyến đường quốc lộ 15A chạy dọc theo địa bàn xã, với chiều dài 14km nối với các tuyến đường liên xã Đồng Lương, Quang Hiến, Giao An, Trí Nang, Tân phúc. Mạng lưới đường giao thông liên thôn được phân bố tương đối thuận lợi. Vị trí như vậy tạo điều kiện cho xã tiếp cận giao thương nhanh với thị trường trong vùng thúc đẩy quá trình giao lưu hang hóa, thích ứng với nền kinh tế thị trường

Địa hình: Xã Đồng Lương có địa hình thuộc vùng đồi núi, núi trung bình thấp, độ cao trung bình từ 200 – 500m, có các đỉnh núi cao như Pù Bằng, Bù chè. Phía đông bắc là các dãy đồi núi cao thấp xen kế tiếp nhau đến ranh giới huyện Ngọc Lặc và huyện Bá Thước. Hướng dốc thoải đều về phía tây Nam địa hình trên 80% là đồi núi phù hợp cho phát triển lâm nghiệp cũng như trang trại vườn rừng. Trên địa bàn xã còn có dãy núi đá vôi chạy dọc từ xã Điền Thượng huyện Bá Thước xuống giáp Thúy Sơn huyện Ngọc Lặc .

Phía Tây Nam địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho trồng cây lúa màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. Do đặc điểm địa hình không đồng đều đã ảnh hưởng nhiều đến việc điều tiết nước tưới và hình thành các vùng thâm canh giao thông thủy lợi phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu, thủy văn: theo tài liệu khí tượng của đài khí tượng thủy văn thanh hóa , xã Đồng Lương thuộc miền khí hậu vùng núi phía tây của tỉnh, nhiệt độ trung bình năm 20 -23 độC, nhiệt độ cao nhất 41,5 độ 5, thấp tuyệt đối vào tháng 12,1,2 mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 dến tháng 10 tập trung từ 60 -80 lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình năm là 86%, lượng bốc hơi trung bình năm 788mm.

Những thuận lợi của khí hậu thời tiết là nhiệt độ không khí trung bình hang năm cao, lượng mưa độ ẩm không khí lớn thích hợp cho thực vật, cây trồng vật nuôi phát triển.

Ngoài những thuận lợi trên khí hậu thời tiết làm bất lợi cho Đồng Lương là: lượng mưa phân bố không đều tập trung vào mùa mưa, mùa đông ít mưa khô hanh rét đậm xuất hiện sương giá thường gây ra hạn hán, mùa hè gió tây nam khô nóng thường gây cháy rừng, giông lốc bão và áp thấp nhiệt đới làm ảnh hưởng không ít đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG XÃ VÀ MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ

1. Nguồn gốc dân cư:

Dân cư xã Đồng Lương chủ yếu là người Mường sinh sống và phân bố theo từng khu vực dòng họ:

- Nhóm người Mường xã Đồng Lương gồm 2 hệ mường: Mường Trong và Mường Bi (Mường Bi có nguồn gốc từ Hòa Bình) gồm các dòng họ chính như: họ Lê, họ Phạm, họ Lương … tuy nhiên qua nhiều giai đoạn lịch sử đã có thêm nhiều các dòng họ đã được mường hóa như: họ Hà; Bùi…

Xã Đồng Lương là một vùng đất của nhiều dòng họ từ nhiều nơi khác đến sinh sống và lập nghiệp như: dòng họ Hoàng, dòng họ Phạm, dòng họ Lương, dòng họ Hà….. thuộc các nhóm người mường di cư từ các huyện các tỉnh như Hòa Bình; các huyện Thường Xuân, Huyện Ngọc Lặc….

2. Quá trình hình thành Làng, Xã:

Xã Đồng Lương được hình thành từ trước những năm 1945. Thời kỳ trước cách mạng tháng tám 1945, xã Đồng Lương thuộc tổng quang Chánh gồm có 2 mường là: Mường Chánh và Mường Khạt.

Xã Đồng Lương gồm các làng: Làng Mốc; Làng Cốc; Làng Quên; Làng Quắc; Làng Chiềng Khạt; Làng Thung; Làng Cui; Làng Xuốm; Làng Chỏng; Làng Nê; Làng Cắm.

Trước năm 1945 các làng được hình thành theo các tên gọi mà nhân dân đặt theo các sự kiện lịch sử hoặc do Tạo mường đặt tên để cai trị.

Sự hình thành làng của xã Đồng Lương đa số là do phong tục tập quán của các dân tộc và các nhóm dân cư, nhưng chủ yếu là sống tập trung dọc các triền sông, suối và các suối nhỏ thuận lợi cho việc canh tác và trồng Lúa nước.

3. Kinh tế và xã hội.

- Về kinh tế:

Trong qúa trình hình thành và phát triển xã Đồng Lương chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, lấy cây Lúa làm nguồn lương thực chính trong năm, bên cạnh đó còn làm thêm nghề phụ như khai thác lâm sản. Trong ngành sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 85% tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp- Số liệu thu thập tại cuộc tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản năm 2011).

Trong những năm qua cùng với sự phát triển và đổi mới của đất nước nền kinh tế của xã Đồng Lương đã từng bước đạt được nhiều kết quả khả quan như: Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2016 là hơn 16 triệu đồng/người/năm, các chỉ tiêu kinh tế trong năm đạt và vượt mức so với nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nền kinh tế của Đồng Lương đã từng bước được đổi mới, các dự án đầu tư cho phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao như các chương trình đầu tư theo Nghị quyết 30a của chính phủ. Nhờ vậy nền kinh tế của xã có bước phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần hàng năm.

- Về xã hội:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống văn hóa của bà con nhân dân trên địa bàn được cải thiện, các hủ tục lạc hậu được bải bỏ, thúc đẩy các hoạt động vui tết đón xuân, tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống. Nền văn hóa mang đậm đà bản sắc của các dân tộc trên địa bàn xã cũng từng bước được phát huy và gìn giữ như các làn điệu xường trong dân gian vẫn được truyền miệng qua các thế hệ, qua các lớp người của các dân tộc, thế hệ trẻ ngày càng yêu mến các làn điệu xường, khắp của dân tộc mình, đặc biệt là các làn điệu xường giao duyên giữa các cặp trai gái, xường đang, xường chúc, xường kể…..

Trong những năm qua dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lĩnh vực văn hóa - xã hội của xã đã có bước phát triển mới, bộ mặt nông thôn từng bước được cải thiện, các giá trị về tinh thần được quan tâm hơn. Tính đến nay Đồng Lương đã khai trương xây dựng làng văn hóa ở 11/11 làng và 3 cơ quan đăng ký khai trương xây dựng cơ quan có nếp sống văn hóa tốt. Được UBND huyện công nhận 8/11 làng đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện lần 1, lần 2, lần 3; và 3 cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa.

4. Một số di tích lịch sử văn hóa.

Lịch sử cách mạng Việt Nam đã từng ghi công, ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt. Những chiến công đó có thể là những sự kiện lững lẫy, nhưng nhiều khi lại là những diễn biến âm thầm, thậm chí được bắt đầu từ sự hy sinh, mất mát vô cùng lớn lao. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam được đổi bằng máu và nước mắt, chiến thắng có được nhờ ý chí quật cường của nhân dân các dân tộc ở mọi miền đất nước. Thời gian tuy đã lùi xa nhưng ký ức, giấy mực ghi lại sự kiện lịch sử mãi mãi trường tồn.

Biết lịch sử qua những di tích cụ thể là việc mà các thế hệ hôm nay và mai sau cần làm. Biết lịch sử hành hương đến các địa chỉ có di tích lịch sử cũng có nghĩa là mỗi người dân có dịp bồi đắp thêm lòng tự hào dân tộc, là tâm thế "Uống nước nhớ nguồn", là tự biết yêu thương, biết căm giận để không vô cảm với cái ác, cái phi lý còn tồn tại trong xã hội loài người.

Xuyên suốt chiều dài hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta gắn liền với các tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung – Nguyễn Huệ…

5. Đền thờ ông Lê Phúc Hoạch.

5.1. Tên dân gian thường gọi di tích: Nhà thờ thần thôn Chiềng Khạt.

Địa điểm: thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

5.2. Nhân vật thờ trong di tích: Theo một số sắc phong còn lưu giữ được, tại nhà thờ thần thôn Chiềng Khạt thờ ''Dực bảo trung hưng Linh phù Đô đốc Đài lương Quận công Tả tư đồ chi thần Lê Phúc Hoạch”. Theo một số thông tin chưa chính thức từ các cụ cao niên trong thôn kể lại, Lê Phúc Hoạch là một vị tướng tài thời vua Lê Lợi, do có công phò Vua diệt giặc Minh nên được trọng dụng thăng chức, hưởng bổng lộc triều đình. Vua Lê có ý định gả công chúa cho, nhưng do ở quê ông đã có vợ con nên Lê Phúc Hoạch từ chối và xin cấp đất để về quê sinh sống. Trong những năm sống ở quê nhà, nhân dân lâm vào nạn mất mùa, đói khổ, ông đã lấy hết vàng bạc, đất đai đã được Vua ban để cứu giúp dân thoát khỏi cảnh đói rét, chết chóc. Khi ông qua đời nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền thờ.

5.3. Hiện trạng di tích: Do trải qua các quá trình của lịch sử, nhà thờ đã bị phá hủy vào năm 1958. Do thần nhiều lần hiển linh ứng nên nhân dân thôn Chiềng Khạt đã dựng lại một ngôi nhà tranh 2 gian để làm nơi thờ tự và bảo quản các hiện vật còn lưu giữ được. Gian nhà được làm bằng gỗ Xoan và Luồng, nền đất, vách được đan bằng nan luồng trát xi măng, mái lợp bằng tranh, chiều dài của gian nhà 4,5m, rộng 3,1m, nay nhiều phần của gian nhà đã bị mối mọt.

4. Hiện vật trong di tích: Hiện nay nhà thờ còn lưu giữ được các hiện vật quý như:

- Bảy sắc phong cho phép địa phương thờ phụng do vua ban từ thời vua Duy Tân (1906).

- Hai hộp tráp bằng gỗ đựng sắc phong được sơn son thếp vàng.

- Một bộ bàn thờ tam cấp có khắc chữ Nho, một bộ Long Ngai và bộ tế lễ niên đại Vua Duy Tân gồm: Các bát hương, Mâm bồng, ấm chén, cờ lễ, roi ngựa, kiếm gỗ, các bộ quần áo tế lễ, khiêng kiệu....

- Hai bộ thủy môn, bức trướng bằng vải lụa thêu hoa văn.

Nhìn chung các hiện vật còn lưu giữ được hiện nay đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, một số hiện vật bằng vải đã bị rách, hiện vật bằng gỗ có nguy cơ bị mối mục.

5. Đất đai của di tích: Hiện nay đất đai của di tích đang được gia đình ông Lê Văn Pém là người trực tiếp trông coi các hiện vật quản lý và sử dụng. Chiều dài của khu đất 24m, rộng 20m. Tổng diện tích 480m2.

Di tích đã được Ban quản lý di tích và danh thắng Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa điều tra sơ bộ trong tổng điều tra năm 2014.

6. Các hang động và Thác thiên nhiên

Cũng giống như nhiều xã miền núi khác, Đồng Lương với đặc thù bị chia cắt bởi nhiều khe, suối nhỏ. Từ đền thờ đi về hướng bắc khoảng 1km sẽ bắt gặp thác thiên nhiên đó là thác Tải e, đi về hướng đông nam khoảng 3km sẽ là Hang sé… Vừa kì vĩ, hoang sơ tạo nên vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên của hang động và những thác nước nối nhau.

Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức thì chắc chắn sẽ là những điểm du lịch sinh thái lôi cuốn đông đảo du khách gần xa.

Từ thực tế tín ngưỡng thờ phụng cũng như tâm tư nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn xã Đồng Lương mong muốn được khôi phục, xây dựng ngôi đền đã xuống cấp; đồng thời kết hợp với việc mở đường đi đến hang động, các thác nước để nhân dân được tham quan, khai thác các tiềm năng sẳn có để phát triển du lịch trong tương lai.

UBND xã Đồng Lương rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lang Chánh.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH