Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
78073

UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG LƯƠNG TRIỂN KHAI HƯỚNG DẪN CHỐNG RÉT CHO ĐÀN GIA XÚC GIA CẦM

Ngày 24/01/2024 00:00:00

Ủy ban nhân dân xã Đồng Lương đã chỉ đạo cán bộ địa chính, cán bộ phụ trách các thôn để thực hiện hướng dẫn bà con nhân dân trên địa bàn xã, thực hiện các biện pháp chống rét cho đàn trâu, bò, lơn gà và các loại gia xúc gia cầm khác.

Vào mùa Đông, nhiệt độ thường xuống thấp, trời rét đậm ảnh hưởng tới sức đề kháng của vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh. Do vậy, để chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Về chuồng trại

Kiểm tra kỹ lưỡng, sửa chữa hoặc làm mới các phần bị hư hỏng, gia cố lại mái chuồng đảm bảo không bị dột khi trời mưa. Trát kín các khe hở, lỗ thủng trên tường chuồng, gia cố lại hệ thống cửa đảm bảo chuồng nuôi không bị mưa tạt, gió lùa.

Đối với kiểu chuồng hở: Dùng bạt che kín ở phía dưới, để khe hở thoát hơi ở phía trên, tránh tích tụ khí độc trong chuồng nuôi.

Đối với kiểu chuồng kín: Tùy theo nhiệt độ môi trường để điều chỉnh hoạt động của quạt thông gió cho phù hợp. Lưu ý nên chạy luân phiên, không nên tắt hết quạt thông gió trong một thời gian dài vì sẽ làm tích tụ khí độc trong chuồng nuôi.

Giữ cho nền, chất độn chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, hạn chế rửa chuồng. Nên sử dụng biện pháp chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học để giữ ấm và phòng bệnh đường hô hấp, tiêu hóa cho đàn vật nuôi.

Sưởi ấm: Vật nuôi non phải có ô úm riêng, có bóng điện sưởi đảm bảo nhiệt độ theo từng giai đoạn. Ngoài ra, có thể sử dụng đốt lửa sưởi ấm trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi... tuy nhiên cần đảm bảo an toàn (tránh cho vật nuôi bị bỏng, ngạt khói hoặc gây cháy).

Thu gom chất thải xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Định kỳ 2 lần/1 tuần phun thuốc tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

Chuần bị kho chứa thức ăn tinh, dự trữ thức ăn thô xanh đảm bảo đủ diện tích để trữ đủ lượng thức ăn cần thiết cho toàn đàn trong khoảng 7 đến 10 ngày hoặc lâu hơn khi có sự cố rét đậm, rét hại kéo dài.

UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG LƯƠNG TRIỂN KHAI HƯỚNG DẪN CHỐNG RÉT CHO ĐÀN GIA XÚC GIA CẦM

Đăng lúc: 24/01/2024 00:00:00 (GMT+7)

Ủy ban nhân dân xã Đồng Lương đã chỉ đạo cán bộ địa chính, cán bộ phụ trách các thôn để thực hiện hướng dẫn bà con nhân dân trên địa bàn xã, thực hiện các biện pháp chống rét cho đàn trâu, bò, lơn gà và các loại gia xúc gia cầm khác.

Vào mùa Đông, nhiệt độ thường xuống thấp, trời rét đậm ảnh hưởng tới sức đề kháng của vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh. Do vậy, để chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Về chuồng trại

Kiểm tra kỹ lưỡng, sửa chữa hoặc làm mới các phần bị hư hỏng, gia cố lại mái chuồng đảm bảo không bị dột khi trời mưa. Trát kín các khe hở, lỗ thủng trên tường chuồng, gia cố lại hệ thống cửa đảm bảo chuồng nuôi không bị mưa tạt, gió lùa.

Đối với kiểu chuồng hở: Dùng bạt che kín ở phía dưới, để khe hở thoát hơi ở phía trên, tránh tích tụ khí độc trong chuồng nuôi.

Đối với kiểu chuồng kín: Tùy theo nhiệt độ môi trường để điều chỉnh hoạt động của quạt thông gió cho phù hợp. Lưu ý nên chạy luân phiên, không nên tắt hết quạt thông gió trong một thời gian dài vì sẽ làm tích tụ khí độc trong chuồng nuôi.

Giữ cho nền, chất độn chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, hạn chế rửa chuồng. Nên sử dụng biện pháp chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học để giữ ấm và phòng bệnh đường hô hấp, tiêu hóa cho đàn vật nuôi.

Sưởi ấm: Vật nuôi non phải có ô úm riêng, có bóng điện sưởi đảm bảo nhiệt độ theo từng giai đoạn. Ngoài ra, có thể sử dụng đốt lửa sưởi ấm trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi... tuy nhiên cần đảm bảo an toàn (tránh cho vật nuôi bị bỏng, ngạt khói hoặc gây cháy).

Thu gom chất thải xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Định kỳ 2 lần/1 tuần phun thuốc tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

Chuần bị kho chứa thức ăn tinh, dự trữ thức ăn thô xanh đảm bảo đủ diện tích để trữ đủ lượng thức ăn cần thiết cho toàn đàn trong khoảng 7 đến 10 ngày hoặc lâu hơn khi có sự cố rét đậm, rét hại kéo dài.