Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
78073

CẦN CHĂM LO “BỘ RỄ” CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Ngày 14/03/2023 00:00:00

Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm các chức vụ như bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng phụ nữ... được ví như “bộ rễ” của hệ thống chính trị ở cơ sở.

CẦN CHĂM LO “BỘ RỄ” CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm các chức vụ như bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng phụ nữ... được ví như bộ rễ của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Họ là những cán bộ trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước đến với quần chúng nhân dân; tổ chức, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Song thực tế hiện nay, theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24-4-2019 của Chính phủ về "Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố", thì mức hưởng phụ cấp, mức bồi dưỡng của đối tượng này rất ít ỏi. Việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng khó tạo được động lực để đội ngũ cán bộ này phát huy hết tinh thần, trách nhiệm của mình với công việc. Mặt khác, những năm trước đây, nhiều đồng chí cán bộ cấp thôn, bản, tổ dân phố còn có cơ hội phát triển lên cán bộ chủ chốt cấp xã, phường nhưng đến nay gần như không có bởi cán bộ xã, phường hiện nay đều là công chức nhà nước. Trước điều kiện kinh tế thị trường, áp lực công việc ngày càng nhiều, trong khi mức phụ cấp thấp, bồi dưỡng, cơ hội phát triển hầu như không có, liệu đội ngũ này có mặn mà với nhiệm vụ được giao?

Một thực tế là những người hoạt động không chuyên trách và tham gia công việc ở thôn, bản, tổ dân phố đa phần đã hết tuổi lao động, thường làm việc kiêm nhiệm. Tuy gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, nhưng sức khỏe đã suy giảm, khả năng sử dụng công nghệ thông tin hạn chế, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm... nên khó tạo được đột phá. Còn lớp trẻ tuy được học hành cơ bản nhưng không mấy người mặn mà với các chức vụ cán bộ ở thôn, bản, tổ dân phố. Vì thế, nguồn cán bộ kế cận cho các chức danh này cũng đang là bài toán đau đầu của nhiều địa phương.

Bộ rễ của hệ thống chính trị ở cơ sở có vững chắc thì mới chuyển tải được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước đến nhân dân, mới tạo được "đòn bẩy" để quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các địa phương. Bởi vậy, quan tâm, chăm lo, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung, cán bộ thôn, tổ dân phố nói riêng vừa là vấn đề cấp bách, vừa mang tính chất cơ bản lâu dài.

Vì thế, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có cơ chế, chính sách thu hút cán bộ, như: Nâng mức phụ cấp, bồi dưỡng, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lực lượng quan trọng này. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với chức danh cán bộ thôn, bản, tổ dân phố, phân công

CẦN CHĂM LO “BỘ RỄ” CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Đăng lúc: 14/03/2023 00:00:00 (GMT+7)

Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm các chức vụ như bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng phụ nữ... được ví như “bộ rễ” của hệ thống chính trị ở cơ sở.

CẦN CHĂM LO “BỘ RỄ” CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm các chức vụ như bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng phụ nữ... được ví như bộ rễ của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Họ là những cán bộ trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước đến với quần chúng nhân dân; tổ chức, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Song thực tế hiện nay, theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24-4-2019 của Chính phủ về "Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố", thì mức hưởng phụ cấp, mức bồi dưỡng của đối tượng này rất ít ỏi. Việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng khó tạo được động lực để đội ngũ cán bộ này phát huy hết tinh thần, trách nhiệm của mình với công việc. Mặt khác, những năm trước đây, nhiều đồng chí cán bộ cấp thôn, bản, tổ dân phố còn có cơ hội phát triển lên cán bộ chủ chốt cấp xã, phường nhưng đến nay gần như không có bởi cán bộ xã, phường hiện nay đều là công chức nhà nước. Trước điều kiện kinh tế thị trường, áp lực công việc ngày càng nhiều, trong khi mức phụ cấp thấp, bồi dưỡng, cơ hội phát triển hầu như không có, liệu đội ngũ này có mặn mà với nhiệm vụ được giao?

Một thực tế là những người hoạt động không chuyên trách và tham gia công việc ở thôn, bản, tổ dân phố đa phần đã hết tuổi lao động, thường làm việc kiêm nhiệm. Tuy gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, nhưng sức khỏe đã suy giảm, khả năng sử dụng công nghệ thông tin hạn chế, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm... nên khó tạo được đột phá. Còn lớp trẻ tuy được học hành cơ bản nhưng không mấy người mặn mà với các chức vụ cán bộ ở thôn, bản, tổ dân phố. Vì thế, nguồn cán bộ kế cận cho các chức danh này cũng đang là bài toán đau đầu của nhiều địa phương.

Bộ rễ của hệ thống chính trị ở cơ sở có vững chắc thì mới chuyển tải được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước đến nhân dân, mới tạo được "đòn bẩy" để quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các địa phương. Bởi vậy, quan tâm, chăm lo, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung, cán bộ thôn, tổ dân phố nói riêng vừa là vấn đề cấp bách, vừa mang tính chất cơ bản lâu dài.

Vì thế, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có cơ chế, chính sách thu hút cán bộ, như: Nâng mức phụ cấp, bồi dưỡng, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lực lượng quan trọng này. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với chức danh cán bộ thôn, bản, tổ dân phố, phân công